Ảnh hưởng của thời gian ủ noãn trước ICSI đến kết quả thụ tinh và chất lượng phôi
Luận văn thạc sĩ y học Ảnh hưởng của thời gian ủ noãn trước ICSI đến kết quả thụ tinh và chất lượng phôi.Vô sinh là một vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Các dữ liệu thu được cho thấy khoảng 30-40% các trường hợp vô sinh do nguyên nhân nam giới đơn thuần, 40% do nữ giới, 10% do nguyên nhân kết hợp cả nam và nữ và 10% là không rõ nguyên nhân [1].
Hơn 30 năm qua, thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã gặt hái rất nhiều thành công trong điều trị vô sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của TTTON với nguyên nhân do chồng thấp hơn so với trường hợp tinh trùng chồng bình thường. Nhiều cố gắng nhằm cải thiện tỷ lệ thụ tinh cho những trường hợp tinh trùng yếu đã được thử nghiệm. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) đã ra đời vào những năm đầu thập niên 90. Với kỹ thuật này, các nhà khoa học có thể tạo ra phôi mà chỉ cần một noãn trưởng thành với duy nhất một tinh trùng được lựa chọn tốt nhất về mặt hình thái cũng như khả năng di động. ICSI đã mang lại niềm hy vọng và cơ hội lớn cho các cặp vợ chồng vô sinh mà nguyên nhân như chất lượng tinh trùng kém, thậm chí không xuất tinh được, kháng thể kháng tinh trùng, hoặc số lượng noãn ít, chất lượng kém, hay IVF thất bại mặc dù kết quả tinh dịch đồ bình thường. Cho đến nay kỹ thuật ICSI đã không ngừng được cải tiến và chiếm tỷ lệ cao trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản.
ICSI là kỹ thuật vi thao tác được thực hiện trong phòng nuôi cấy đã được chuẩn hóa hoàn toàn tuy nhiên không có tiêu chuẩn chung về thời gian ủ noãn trước khi thực hiện kỹ thuật ICSI. Trong kỹ thuật IVF cổ điển các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng thời gian ủ noãn từ 2-6 giờ trước khi IVF làm cải thiện kết quả thụ tinh và tỷ lệ có thai lâm sàng [2],[3],[4],[5]. Trên thế giới, đã có 9 nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của thời gian làm ICSI lên kết quả thụ tinh ống nghiệm đã được báo cáo với những kết luận không giống nhau. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện. Mặc dù các nghiên cứu đã chứng minh rằng thời gian ủ noãn trong tủ cấy sau khi chọc hút trứng đến khi làm ICSI làm cải thiện tỷ lệ noãn trưởng thành [10],[11], tỷ lệ thụ tinh [6],[11],[12],[13],[14], và chất lượng phôi [6],[11]. Thời gian này kéo dài 9-11h trước khi ICSI được cho là có ảnh hưởng xấu đến chất lượng phôi [7]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh [7],[8],[9],[10] cũng như kết quả có thai [7],[11].
Về lý thuyết, một số vấn đề có thể liên quan đến thời gian làm ICSI. Trong qui trình TTTON, trứng được chọc hút ra trước khi phóng noãn. Theo một số báo cáo, noãn trước khi phóng noãn không hoàn toàn trưởng thành mặc dù đã xuất hiện thể cực đầu tiên, nó được gọi là bào tương chưa trưởng thành [15],[16]. Trong các chu kỳ kích thích buồng trứng thì sự trưởng thành của bào tương không đồng đều với sự trưởng thành của nhân [17],[18]. Vì vậy thời gian ủ noãn trước khi ICSI có thể giúp bào tương trưởng thành từ đó có thể làm tăng tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi tốt cũng như tỷ lệ có thai lâm sàng. Hơn nữa, Balakier và các cộng sự [16] đã kết luận rằng noãn người không ngừng trưởng thành và hoàn thiện khả năng hoạt hóa trong giai đoạn nghỉ ở MII. Hiện nay các trung tâm hỗ trợ sinh sản trong nước thực hiện kỹ thuật ICSI tại các thời điểm khác nhau và chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh thời điểm nào là tối ưu. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của thời gian ủ noãn trước ICSI đến kết quả thụ tinh và chất lượng phôi” trên những bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương với mục tiêu:
Đánh giá mối liên quan giữa thời gian ủ noãn trước ICSI đến kết quả thụ tinh và chất lượng phôi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NOÃN NGƯỜI 3
1.1.1. Sự hình thành của noãn 3
1.1.2. Sự trưởng thành của noãn 5
1.2. THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 7
1.2.1. Định nghĩa 7
1.2.2. Các bước tiến hành trong TTTON 7
1.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NOÃN 9
1.3.1. Đánh giá phức hợp noãn – tế bào nang 9
1.3.2. Đánh giá chất lượng noãn 10
1.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TTTON 16
1.4.1. Đánh giá hợp tử 16
1.4.2. Đánh giá phôi giai đoạn phân chia ngày 2 -3 19
1.5. KỸ THUẬT TIÊM TINH TRÙNG VÀO BÀO TƯƠNG NOÃN 19
1.5.1. Sự ra đời của kỹ thuật ICSI 19
1.5.2. Chỉ định các trường hợp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn 20
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ICSI 20
1.5.4. Các nghiên cứu về thời gian ủ trứng trước ICSI 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.2.3. Quy trình thực hiện 26
2.3. CÁC CHỈ SỐ, BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 33
2.3.1. Các chỉ số về đặc điểm mẫu nghiên cứu 33
2.3.2. Các chỉ số về chất lượng noãn, kết quả thụ tinh và phân loại phôi 34
2.4. KHỐNG CHẾ SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU 34
2.5. CÁC TIÊU CHUẨN CỦA NGHIÊN CỨU 35
2.5.1. Các chỉ số tinh dịch đồ bình thường 35
2.5.2. Đánh giá chất lượng của noãn 35
2.5.3. Đánh giá thụ tinh và hợp tử 37
2.5.4. Đánh giá chất lượng phôi 37
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 38
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 39
3.1.2. Đặc điểm về tinh dịch đồ 40
3.1.3. Thời điểm chọc hút noãn 40
3.1.4. Số noãn thu được sau tách noãn 41
3.1.5. Mức độ trưởng thành noãn 41
3.1.6. Đặc điểm hình thái noãn 42
3.1.7. Kết quả thụ tinh 44
3.1.8. Tỷ lệ tạo phôi và chất lượng phôi 44
3.2. SO SÁNH CHẤT LƯỢNG NOÃN CỦA BA NHÓM NGHIÊN CỨU 45
3.2.1. Mức độ trưởng thành noãn theo nhóm 45
3.2.2. Đặc điểm hình dạng và kích thước noãn 47
3.2.3. Đặc điểm về hình thái noãn 49
3.3. SO SÁNH KẾT QUẢ THỤ TINH CỦA BA NHÓM NGHIÊN CỨU 59
3.3.1. Kết quả thụ tinh 59
3.3.2. Phân loại hợp tử 60
3.4. SO SÁNH CHẤT LƯỢNG PHÔI CỦA 3 NHÓM NGHIÊN CỨU 63
3.4.1. Tỷ lệ tạo phôi 63
3.4.2. Chất lượng phôi 64
Chương 4: BÀN LUẬN 68
4.1. BÀN LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68
4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 70
4.2.1. Tuổi vợ 70
4.2.2. Đặc điểm về tinh dịch đồ 71
4.2.3. Thời điểm chọc hút noãn 71
4.2.4. Số noãn được nghiên cứu 71
4.2.5. Tỷ lệ noãn trưởng thành và một số yếu tố liên quan 72
4.3. BÀN LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN Ủ NOÃN TRƯỚC ICSI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN 74
4.3.1. Mức độ trưởng thành noãn 74
4.3.2. Đặc điểm hình thái của noãn 76
4.4. BÀN LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN Ủ NOÃN TRƯỚC ICSI ĐẾN KHẢ NĂNG THỤ TINH 80
4.4.1. Kết quả thụ tinh chung 80
4.4.2. Kết quả thụ tinh theo nhóm 81
4.5. BÀN LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN Ủ NOÃN TRƯỚC ICSI ĐẾN CHẤT LƯỢNG PHÔI 84
KẾT LUẬN 88
KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn tinh dịch đồ theo WHO 2010 35
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phân loại noãn 36
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá thụ tinh 37
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi 39
Bảng 3.2. Tinh dịch đồ 40
Bảng 3.3. Thời điểm chọc hút noãn (OR) sau tiêm hCG 40
Bảng 3.4. Số noãn thu được sau tách noãn 41
Bảng 3.5. Mức độ trưởng thành noãn 41
Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái noãn 42
Bảng 3.7. Mức độ trưởng thành noãn theo nhóm 45
Bảng 3.8. Đặc điểm về hình dạng và kích thước của noãn 47
Bảng 3.9. Đặc điểm về hình thái noãn theo nhóm 49
Bảng 3.10. Đặc điểm độ mịn bào tương theo nhóm 57
Bảng 3.11. Đặc điểm khoang quanh noãn hẹp theo nhóm 58
Bảng 3.12. Đặc điểm thể cực thứ nhất phân mảnh theo nhóm 58
Bảng 3.13. Kết quả thụ tinh theo nhóm 59
Bảng 3.14. Phân loại hợp tử Z1-Z4 theo nhóm 60
Bảng 3.15. Tỷ lệ tạo phôi theo nhóm 63
Bảng 3.16. Chất lượng phôi theo nhóm 64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả thụ tinh chung 44
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tạo phôi 44
Biểu đồ 3.3. Phân loại phôi 45
Biểu đồ 4.1. Mức độ trưởng thành noãn theo nhóm 75
Biểu đồ 4.2. Kết quả thụ tinh theo nhóm 81
Biểu đồ 4.3. Kết quả thụ tinh và chất lượng phôi theo nhóm 85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự hình thành và phát triển của noãn 4
Hình 1.2. Quy trình thụ tinh ống nghiệm 8
Hình 1.3. Phức hợp tế bào noãn 10
Hình 1.4. Noãn ở các giai đoạn phát triển khác nhau 11
Hình 1.5. Hình dạng noãn 11
Hình 1.6. Độ mịn của bào tương 12
Hình 1.7. Không bào 13
Hình 1.8. Lưới nội bào 14
Hình 1.9. Thể vùi 14
Hình 1.10. Thể cực 15
Hình 1.11. Màng trong suốt 16
Hình 1.12. Hợp tử 16
Hình 1.13. Sơ đồ phân loại PN theo hệ thống Z-score 18
Hình 1.14. Đánh giá noãn thụ tinh theo hệ thống Z-score 18
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 26
Hình 2.2. Đĩa tách noãn 28
Hình 2.3. Đĩa test 29
Hình 2.4. Đĩa ICSI 29
Hình 2.5. Trắc vi vật kính 32
Hình 3.1. Hình ảnh noãn GV, MI, MII của bệnh nhân nghiên cứu 46
Hình 3.2. Noãn của BN Nguyễn Thị T, x250 47
Hình 3.3. Noãn bầu dục của BN Phạm Thị G, x250 48
Hình 3.4. Noãn khổng lồ của BN Đỗ Thị Thủy, x250 48
Hình 3.5. Noãn của BN Nguyễn Thị T, ủ 4,5 giờ trước ICSI, x250 51
Hình 3.6. Noãn của BN Nguyễn Thị D, ủ 4,5 giờ trước ICSI, x250 52
Hình 3.7. Noãn của BN Đỗ Thị Kim Q, ủ 2,5 giờ trước ICSI, x250 52
Hình 3.8. Noãn của BN Dương Thị B, ủ 2,5 giờ trước ICSI, x250 53
Hình 3.9. Noãn của BN Lê Thị H, ủ 3,5 giờ trước ICSI, x250 53
Hình 3.10. Noãn của BN Lê Thị Trà M, ủ 4,5 giờ trước ICSI, x250 54
Hình 3.11. Noãn của BN Nguyễn Thị Đ, ủ 2,5 giờ trước ICSI, x250 54
Hình 3.12. Noãn của BN Trương Thị N, ủ 3,5 giờ trước ICSI, x250 55
Hình 3.13. Noãn của BN Trương Thị N, ủ 3,5 giờ trước ICSI, x250 55
Hình 3.14. Noãn của BN Lê Thị Tra M, ủ 3,5 giờ trước ICSI, x250 56
Hình 3.15. Noãn thụ tinh của bệnh nhân Lê Thị H, ủ noãn 2,5 giờ trước ICSI, x250. 61
Hình 3.16. Noãn thụ tinh của bệnh nhân Nguyễn Thị N, ủ noãn 2,5 giờ và 3,5 giờ trước ICSI, x250 62
Hình 3.17. Noãn thụ tinh của bệnh nhân Dương Thị A, ủ noãn 2,5 giờ trước ICSI, x250. 62
Hình 3.18. Phôi ngày 2 của BN Hồ Thị T, ủ noãn trước ICSI 2,5h, x120 65
Hình 3.19. Phôi ngày 2 của BN Hồ Thị T, ủ noãn trước ICSI 3,5h, x120 66
Hình 3.20. Phôi ngày 2 của BN Hồ Thị T, ủ noãn trước ICSI 4,5h, x120 67,
Nguồn: https://luanvanyhoc.com