BÀO CHẾ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN MIỆNG CHLORHEXIDINE 2% VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

BÀO CHẾ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN MIỆNG CHLORHEXIDINE 2% VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

BÀO CHẾ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN MIỆNG CHLORHEXIDINE 2% VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Phạm Thị Tuyết Nga1, Nguyễn Huyền Trang1
1 Viện đào tạo Răng hàm mặt-Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chlorhexidine là một hoạt chất sát khuẩn có khả năng chống lại các vi khuẩn gram âm, gram dương và các tổ chức vi sinh khác. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên các chế phẩm Chlorhexidine 2% được bào chế nhằm mục đích tìm ra công thức Chlorhexidine 2% tối ưu và nghiên cứu một số đặc tính lý hóa của sản phẩm trong phòng thí nghiệm. Kết quả: Chlorhexidine 2% ở dạng dung dịch, màu xanh, mùi đặc trưng của sản phẩm, không tách lớp và kết tủa ở 10-45⁰C, nồng độ Chlorhexidine 1,8%, pH trung bình của dung dịch ngay sau pha là 6.01±0.05 và sau 6 tháng là 6.05±0.03 , chỉ tiêu kim loại nặng As là 0.31ppm, Pb là 0.72ppm, Hg là 0.19 ppm. Kết luận: Chlorhexidine 2% được bào chế đạt độ ổn định, độ an toàn, hình thức cảm quan phù hợp với yêu cầu của một sản phẩm dùng cho cộng đồng.

Trong  điều  trị  các  bệnh  lý  về  răng  miệng, nhiễm trùng sau phẫu thuật là một biến chứng thường gặp, gây ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả điều  trị. Vì  thế  để  giảm  nguy  cơ  nhiễm  trùng người  ta  thường  sử  dụng  các  hoạt  chất  sát khuẩn  tại  chỗ  trước  khi  tiến  hành  phẫu  thuật. Hiện nay có hai giải pháp tại chỗ thường được sử dụng đó là Povidone iodine và Chlorhexidine. Cả haiđều  có  khả  năng chống lại  vi  khuẩn gram dương  và  gram  âm,  bao  gồm  nấm,  virus,  vi khuẩn  lao  mycobacterium,  Staphylococcus aureus  kháng  methicillin  (MRSA)[1][2]nhưng  cơ chế  tác  động  lên  vi  sinh  vật  là  khác  nhau. Povidone iodine có cơ chế sát khuẩn chủ yếu là nhờ Iốt tự do được giải phóng chậm ra khỏi phứcPovidone  iodinekhi  ở  trạng  tháidung  dịchvà thông  qua  quá  trình  i-ốt  hóa mànglipipvàô-xi hóacác thành phần củatếbào  chấtvà  màngtếbào,nó tiêu diệt cảtếbào  nhân  thựclẫntếbào nhân sơ[2].Chlorhexidine hoạt động chủ yếu dựa vào sự tác động lên màng tế bào vi sinh vật. Ở nồng độ thấp,Chlorhexidinelàm tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn và đứt gãy sự liên kết giữa các thành phần trong tế bào vi khuẩn. Ở nồng độ cao,Chlorhexidinegây kết tủa tế bào chất và chết  tế  bào  vi  khuẩn[3]. Povidone  iodine  và Chlorhexidine đều có thể tồn tại dưới dạng dung dịch nước hoặc cồn nhưng thuốc sát trùng dạng cồn có khả năng kháng khuẩn tốt hơn, tác dụng bắt  đầu  nhanh  hơn  và  thời  gian  tác  dụng  lâu hơn. Cả hai chế phẩm sát trùng Chlorhexidine và Povidone iodine đều có hoạt tính kháng khuẩn phổ  rộng  nhưng Chlorhexidine  alcohol  có  khả năng  kiểm  soát  chống  nhiễm  khuẩn  sau  phẫu thuật tốt hơn so với Povidone iodine[4]. Mặt khác trong  quá  trình  sử  dụng  dung  dịch  sát  khuẩn Povidone iodine xuất hiên một số tác dụng phụ. Theo nghiên cứu[5]Povidone  iodine  có  liên  quan đến một loạt các bệnh dị ứng phản ứng từ vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc. Phản ứng dị ứng chậm cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật. Với những ưu thếtrên việc sử dụng những chế phẩm từChlorhexidine cho việc sát khuẩn vùng phẫu  thuật  cụ  thể  trong  miệng  là  rất  tốt  tuy nhiên  hiện nay nước ta vẫn đang phải sử dụng hàng nhập giá thành cao. Công nghệ hiện tại có đủ khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm dung dịch sát khuẩn miệng chứa Chlorhexidine trong bối cảnh nhu cầu và hiểu biết của người dân tăng cao. Đề tài được thực hiện nhằm xây dựng công thức và quy trình bào chế dung dịch sát khuẩn miệng Chlorhexidine 2% và đánh giá một số đặc tính của dung dịch sau bào chế trong phòng thí nghiệm.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment