Bảo tồn, khai thác có hiệu quả nguồn gen và giống cây thuốc ở nước ta

Bảo tồn, khai thác có hiệu quả nguồn gen và giống cây thuốc ở nước ta

Tên bài báo:Bảo tồn, khai thác có hiệu quả nguồn gen và giống cây thuốc ở nước ta

Tác giả:Trần Khắc Bảo
Tên tạp chí:Dược học
Năm xuất bản:1991Số:3Trang:3+5
Tóm tắt:Tìm hiểu công tác bảo tồn, khai thác có hiệu quả nguồn gen và giống cây thuốc ở Việt Nam. Nhiều loài cây thuốc từ hoang dại đã được thuần hóa đưa vào trồng trọt có hiệu quả, hơn 300 loài thuộc 40 họ thực vật đã được nhập nội từ nhiều nơi trên thế giới, có khoảng 70 loài sinh trưởng và phát triển ở nước ta, trong đó hơn 20 loài đã trở thành cây thuốc Việt Nam, cho sản phẩm hàng hóa như bạc hà, sinh địa, ngưu tất, bạch chỉ, bạch truật, đương quy, xuyên khung, vân mộc hương. Chiến lược bảo tồn gen chủ yếu là bảo tồn các hệ sinh thái, rừng nguyên thủy, các loài quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ bị diệt chủng. Bảo tồn in situ là bảo tồn tại chỗ, bảo tồn các loài hoang dại sống cộng đồng tự nhiên trong hệ sinh thái thiên nhiên và các loài thuần hóa trong khu vực nuôi cấy. Bảo tồn ex situ là bảo tồn thông qua việc gây trồng nhân tạo ở ngoài nơi sinh sống tự nhiên của loài, là sự xây dựng các khu trồng trên đất mới ở xa rừng tự nhiên nhằm tạo ra điều kiện duy trì các nguồn gen có giá trị quan trọng nhất.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment