Bệnh nhân Covid-19 ngừng tuần hoàn được điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc

Bệnh nhân Covid-19 ngừng tuần hoàn được điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc

Bệnh nhân Covid-19 ngừng tuần hoàn được điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc: Nhân một trường hợp và nhìn lại Y văn
Nguyễn Đình Quân, Nguyễn Đình Thuyên, Nguyễn Trần Thủy, Hoàng Trung Kiên, Vũ Phương Nga, Phạm Đình Phi, Nguyễn Văn Huynh, Lê Văn Mạnh, Trần Đình Thắng, Nguyễn Ngọc An, Kim Anh Tùng, Trần Thanh Tùng, Lê Trọng Tuấn, Nguyễn Công Bằng, Phan Thảo Nguyên
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) làm giảm nhu cầu đặt nội khí quản (NKQ) ở bệnh nhân suy hô hấp do COVID-19. Ngược lại trì hoãn đặt NKQ có thể dẫn tới kết cục xấu. Ngừng tuần hoàn nội viện xuất hiện trong đại dịch COVID-19 thường xuyên, chiếm 14%. Ngừng tuần hoàn có khả năng đe dọa tính mạng và liên quan đến rối loạn chức năng tim và dẫn tới tử vong. Chỉ 12% bệnh nhân được hồi sinh tim phổi sống sót ra viện và chỉ 7% bệnh nhân sống sót sau khi xuất viện với tình trạng thần kinh bình thường hoặc giảm nhẹ.1
Phương pháp: Mô tả hồi cứu trường hợp lâm sàng về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí, kết quả và nhìn lại y văn.


Trường hợp: Ca bệnh đầu tiên chúng tôi mô tả ở một bệnh nhân nữ 62 tuổi bị COVID-19 mức độ nguy kịch. Bệnh nhân được thở HFNC thất bại vào ngày thứ 9 sau đó được đặt NKQ thở máy, bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn nội viện sau đặt NKQ 45 phút. Nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn có thể là do toan hô hấp cấp tính, tổn thương cơ tim cấp (nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim cấp) và hậu quả của cơn bão Cytokine. Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu. Tuần hoàn tự nhiên được tái lập sau 5 phút. Bệnh nhân được an thần, thở máy xâm nhập. Bệnh nhân được rút nội khí quản sau 6 ngày và xuất viện vào ngày thứ 35 với tình trạng thần kinh bình thường.
Kết luận: Việc trì hoãn đặt NKQ ở bệnh nhân thở HFNC có thể dẫn tới kết cục xấu. Khi xảy ra ngừng tuần hoàn, cấp cứu đúng quy trình bởi các bác sĩ có kinh nghiệm giúp tăng khả năng tái lập tuần hoàn tự nhiên và giảm tỷ lệ biến chứng thần kinh.

Oxy qua mũi lưu lượng cao (HFNC) làm giảm nhu cầu đặt nội khí quản ở bệnh nhân suy hô hấp  cấp,  giảm yêu  cầu  thở  máy xâm  lấn  ở những bệnh nhân này.2Ngược lại, trì hoãn đặt nội khí  quản  bằng  cách  chọn  phương  pháp  không xâm lấn có thể dẫn đến kết cục xấu hơn ở bệnh nhân  hội  chứng  suy  hô  hấp  cấp  (ARDS)  do COVID-19.2Do đó, việc xác định những người có nguy cơ thất bại cao hơn có thể có giá trị cao để tránh sự chậm trễ trong việc lựa chọn phương pháp quản lý tốt nhất.2Chỉ số ROX là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và cần thiết phải thở máy xâm nhập.3Theo nghiên cứu của Hayek SS cộng sự, trong  số  5019  bệnh  nhân  COVID-19  mức  độ nguy  kịch,  14%  (701/5019)  bệnh  nhân  ngừng tuần  hoàn  nội  viện  trong  đó  57,1%  (400/701) được  hồi  sinh  tim  phổi.  Chỉ  có  12%  (48/400) bệnh nhân được hồi sinh tim phổi sống sót sau khi xuất viện và 7% (28/400) sống sót sau khi xuất viện với tình trạng thần kinh bình thường hoặc suygiảm nhẹ.1Trong bối cảnh đại dịch đang phức tạp tình trạng thiếu nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức dẫn tới sự mất đồng bộ  trong  quản  lý  và  điều  trị  người  bệnh  mắc COVID 19 nguy kịch tại các đơn vị hồi sức. Tại BVĐK Sa Đéc do tình hình dịch bệnh ngày càng tăng cao, tình trạng thiếu bác sĩ hồi sức ở mức độ trầm trọng, vì vậy việc liên tục đào tạo về điều trị cho  bệnh  nhân  nguy  kịch  thở  máy  xâm  nhập và/hoặc lọc máu là rất cần thiết.

Bệnh nhân Covid-19 ngừng tuần hoàn được điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Sa Đéc

Leave a Comment