BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN GÒ CÔNG, TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Học viên: Nguyễn Đắc Thăng Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lã Ngọc Quang Đặt vấn đề: Bệnh Tay chân miệng có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, thường do EV71. Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm dịch tễ bệnh Tay chân miệng giai đoạn 2015-2019 và xác định một số yếu tố liên quan của bệnh TCM ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 1.114 trẻ mắc bệnh giai đoạn 2015-2019 và 400 trẻ và người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang năm 2019, các thông tin được thu thập từ dữ liệu trên phần mềm hệ thống báo cáo, giám sát bệnh giám sát bệnh truyền nhiễm của cục Y tế dự phòng, sổ Quản lý bệnh truyền nhiễm của huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và phỏng vấn người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi theo bộ câu hỏi. Kết quả: Bệnh Tay chân miệng tập trung ở nhóm tuổi dưới 5 tuổi (93,7%), cao nhất ở nhóm từ 1-3 tuổi (80,3%). Tỉ lệ mắc ở nam (59,6%) cao hơn ở nữ (40,4%). Bệnh lưu hành quanh năm, số mắc gia tăng từ tháng 7, đỉnh bệnh vào tháng 10. Số mắc trung bình /100.000 dân là 223 người, vùng nông thôn là 143 người, cao hơn thành thị là 61 người. Đa số mắc bệnh Tay chân miệng đều ở mức độ nhẹ, độ 1 và 2a (99,7%), độ nặng (2b và độ 3) là 0,3%. Một số yếu tố liên quan đến bệnh Tay chân miệng: Nguy cơ mắc bệnh Tay chân miệng của trẻ được gửi đến nơi giữ trẻ cao hơn gấp 4,55 lần so với trẻ còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trẻ có người chăm sóc có học vấn từ cao đẳng trở lên có nguy cơ mắc bệnh Tay chân miệng thấp hơn 0,30 lần so với trẻ có người chăm sóc có học vấn ≤ tiểu học, với p=0,02. Trẻ có chơi với trẻ gần nhà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3,70 lần so với trẻ không chơi với trẻ gần nhà với p<0,001. Trẻ đến khu vui chơi đông người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 4,19 lần so với trẻ không đến khu vui chơi đông người với p<0,001. Trẻ đến phòng khám vì bệnh khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2,49 lần so với trẻ không đến phòng khám với p<0,001. Trẻ tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh Tay chân miệng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 14,66 lần so với trẻ khác với p<0,001. Trẻ có chơi chung đồ chơi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2,76 lần so với trẻ không chơi chung đồ chơi với p<0,001. Trẻ sử dụng chung dụng cụ ăn, dụng cụ uống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2,64 lần và 2,26 lần so với trẻ không sử dụng chung với p<0,001. Người chăm sóc trẻ tại nhà có trẻ mắc Bệnh Tay chân miệng có kiến thức về lứa tuổi mắc cao hơn 5,41 lần, có kiến thức về đường lây truyền cao hơn 1,95 lần, có kiến thức về tác nhân gây bệnh cao hơn 2 lần so với nhà có trẻ không mắc bệnh. Các mối liên quan này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Thực hành rửa tay sau khi vệ sinh cho trẻ ở nhà có trẻ bệnh cao hơn gấp 2,71 so với nhà không có trẻ bị bệnh với p<0,05. Không có mối liên quan giữa thực hành rửa tay chung và nhà có trẻ mắc bệnh. Khuyến nghị: Cần tiếp tục truyền thông về Bệnh Tay chân miệng và các biện pháp phòng chống nhằm từng bước thay đổi hành vi cho người chăm sóc trẻ tại nhà và cộng đồng. Người chăm sóc trẻ cần thực hành thường quy rửa tay sau khi vệ sinh cho trẻ.

Leave a Comment