BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG CƠN CẤP KHÔNG CẮT CƠN KHÔNG KÈM THEO ĐỤC THỂ THỦY TINH

BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG CƠN CẤP KHÔNG CẮT CƠN KHÔNG KÈM THEO ĐỤC THỂ THỦY TINH

BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC TRONG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG CƠN CẤP KHÔNG CẮT CƠN KHÔNG KÈM THEO ĐỤC THỂ THỦY TINH
Đỗ Tấn1, Nguyễn Văn Cường2
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phẫu thuật cắt bè trong điều trị glôcôm góc đóng cấp không kèm theo đục thể thủy tinh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đối tượng và phương pháp: 31 mắt thỏa mãn điều kiện được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ 01/2018 đến 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, thời gian theo dõi ít nhất 1 năm. Kết quả: 31 mắt đều đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ kiểm soát nhãn áp 100% sau 1 năm theo dõi. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ nhất định tai biến, và biến chứng xảy ra. Tỷ lệ tai biến 29,03% gồm xuất huyết tiền phòng (XHTP) 25,81%, xuất huyết dịch kính (XHDK) 3,22%, các tai biến đều được xử lý ổn định ngay trong mổ (66,67%), bằng nội khoa sau mổ (33,33%). Tỷ lệ biến chứng sớm (<2 tuần) 67,74% gồm bong hắc mạc 12,9%, rò sẹo bọng (12,9%), sẹo bọng dẹt 19,35%, viêm màng bồ đào trước 22,58%, các biến chứng giảm nhanh sau 2 tuần (trừ đục thể thủy tinh đục thể thủy tinh 6,44%) (từ 67,74% xuống còn 19,35%). Nhãn áp cao trước mổ làm tăng tỷ lệ XHTP và bong hắc mạc (<0,001, test Chi square), thời gian nhãn áp cao kéo dài làm tăng tỷ lệ bong hắc mạc (<0,001, test Chi square) viêm màng bồ đào (0,03, test Chi square). Các tai biến, biến chứng hầu hết được kiểm soát tốt bằng các điều trị bổ sung, không ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật sau 12 tháng. Kết luận: Phẫu thuật cắt bè vẫn là phẫu thuật có ý nghĩa trong kiểm soát nhãn áp trong điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp không cắt cơn không kèm theo đục thể thủy tinh, tuy nhiên tỷ lệ tai biến, biến chứng cao cần theo dõi phát hiện và phối hợp với các biện pháp điều trị bổ sung kịp thời.

Glôcôm là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không phục hồi trên toàn thế giới. Tuổi càng cao bệnh  glôcôm  càng  tăng,  làm  tăng  giá  thành chăm sóc sức khỏe và là gánh nặng kinh tế cho xã hội. Đáng chú ý là khoảng 50 –90% người mắc bệnh glôcôm không biết là họ có bệnh [1]. Trong nhóm bệnh lý glôcôm nói chung, glôcôm góc đóng nói riêng thì glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính là dạng phá hủy thị lực nhiều nhất của bệnh. Đây là một tình trạng cấp cứu trong nhãn khoa, việc điều trị hạ nhãn áp sớm có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo tồn thị lực cũng như hạn chế các biễn chứng có thể xảy ra do nhãn áp cao [2]. Điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp không chỉ dừng ở chỗ hạ được nhãn áp mà còn phải duy trì được nhãn áp đích ổn định và hạn chế các biến chứng do thuốc (đặc biệt là thuốc toàn thân) và phẫu thuật [2]. Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc là phẫu thuật được sử dụng rộng rãi, các nghiên cứu cũng đã cho thấy được hiệu quả rõ rệt của phẫu  thuật  này  trên  nhóm  bệnh  glôcôm  góc đóng cơn cấp nguyên phát, song còn nhiều hạn chế dễ gặp phải tai biến, biến chứng hơn đặc biệt là các biến chứng về sẹo bọng, đường dẫn lưu  [3],[5],[6].  Hiện  nay,  các  nghiên  cứu  tập trung nhiều vào hiệu quả lâu dài về nhãn áp, thị lực, về tỷ lệ các biến chứng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào mô tả nguyên nhân, cách xử trí và ảnh hưởng của tai biến, biến chứng đến kết quả  phẫu  thuật[4],[6],[8].  Do  vậy,  chúng  tôi thực hiện nghiên cứu này để đánh giá các tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt bè và một số yếu tố liên quan

https://thuvieny.com/bien-chung-cua-phau-thuat-cat-be-cung-giac-mac-trong-dieu-tri-glocom-goc-dong-con-cap/

Leave a Comment