BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT

BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT

BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT
Đỗ Tấn1, Nguyễn Văn Cường2
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phương pháp cắt mống mắt chu biên bằng Nd: YAG laser dự phòng glocom góc đóng nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: 124 mắt glocom tiềm tàng trên bệnh nhân glocom góc đóng cơn cấp nguyên phát được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ 01/2018 đến 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị cắt MMCB bằng laser dự phòng, thời gian theo dõi ít nhất 1 năm. Kết quả: Tất cả các mắt điều trị dự phòng đều đạt hiệu quả nhãn áp tốt sau 1 năm theo dõi. XHTP xảy ra trên 22 mắt (17,7%) chủ yếu độ 1 (18/22 mắt) hay gặp hơn khi tiến hành laser ở vị trí xa chu biên (77,3%). Bỏng giác mạc chu biên xảy ra trên 14 mắt (11,2%), trong đó 10 mắt 1 nốt bắn, 4 mắt 2 nốt bắn, xuất hiện nhiều hơn trong nhóm tiền phòng nông (<2,5mm) (85,7%) và được laser ở vị trí sát với chân mống mắt (92,8%). Nhãn áp được đo sau thủ thuật 24 giờ, trung bình 20,07±3, 56 (16-24 mmHg), tăng trung bình 4,68 ±2,41 (3-7 mmHg), tăng nhiều hơn trên nhóm mắt có mống mắt dày (72,7%) Viêm màng bồ đào (VMBĐ) trước xảy ra 24/124 mắt (19,35%), ở mức độ nhẹ Tyndall (+), cải thiện hoàn toàn sau 3,47±1,36 (3-5 ngày), xuất hiện nhiều hơn trên mắt dày sắc tố mống mắt (75%). Dính bít lỗ cắt mống mắt chu biên xảy ra trên 17/124 mắt (13,7%), nhiều hơn trên nhóm mắt có sắc tố mống mắt dày (76,5%) và lỗ cắt mống mắt nhỏ chưa đảm bảo >150µm (100%). Kết luận: Phương pháp cắt mống mắt chu biên bằng Nd: YAG laser khá an toàn, mặc dù có một  tỷ lệ tai biến, biến chứng nhất định nhưng ở mức độ nhẹ, có thể can thiệp dễ dàng không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Cơn  cấp  của  glôcôm  góc  đóng  nguyên  phát cấp tính được mô tả như một cấp cứu nội khoa trong Nhãn khoa, gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng thị giác nếu không được điều trị kịp thời. Việc điều trị dù sớm và hiệu quả đến đâu thì cũng thường ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thị giác do các biến chứng của cơn cấp gây ra như tổn thương nội mô giác mạc, giãn đồng tử, dính gócđồng tử, đục thể thủy tinh, tổn thương gai thị… [2],[6]. Do vậy, việc dự phòng cơn cấp trong bệnh lý này có ý nghĩa hết sức quan trọng.Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy hiệu quả dự phòng của việc cắt mống mắt chu biên dự  phòng  trên  những  mắt  glocom  tiềm  tàng (bệnh nhân đã có 1 mắt xuất hiện cơn cấp, mắt tiền phòng nông, dương tính với các test glôcôm) [1], [3], [9]. Cắt mống mắt chu biên bản chất là tạo  một  đường  lưu  thông  dự  phòng  từ  hậu phòng ra tiền phòng trong trường hợp có nghẽn đồng tử trên mắt cónguy cơ xuất hiện cơn cấp. Có hai lựa chọn trên lâm sàng là cắt mống mắt chu biên bằng phẫu thuật hoặc sử dụng Nd:YAG laser, cả hai phương pháp này đều cho thấy hiệu quả tương đương nhau. Việc ứng dụng laser vào nhãn khoa ngày càng phổ biến, do đó việc sửdụng laser để cắt mống mắt được áp dụng nhiều hơn  tại  các  cơ  sở  trong  cả  nước  [1],[2].  Tuy nhiên, cũng như các phẫu thuật khác, chúng ta cần phải đánh giá kỹ càng hiệu quả dự phòng cũng như các tai biến, biến chứng có thể xảy ra để có thể hạn chế và xử trí từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. Hiện nay, tại Việt Nam đã áp dụng Nd: YAG laser trong điều trị dự phòng glocom, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả rõ rệt tương đương với phẫu thuật, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá các tai biến, biến chứng cũng như các biện pháp xử trí phù hợp. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá các tai biến, biến chứng của cắt mống mắt chu biên bằng Nd:YAG laser trong điều trị dự phòng glocom góc đóng cơn cấp nguyên phát.

BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT

Leave a Comment