Biến đổi nồng độ Albumin huyết tương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bỏng nặng

Biến đổi nồng độ Albumin huyết tương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bỏng nặng

Biến đổi nồng độ Albumin huyết tương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bỏng nặng
Nguyễn Như Lâm1, Phan Quốc Khánh2, Nguyễn Hải An1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Quân y 4 / Quân khu 4
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá sự biến đổi và các yếu tố liên quan đến nồng độ albumin huyết tương ở bệnh nhân người lớn bỏng nặng. Kết quả cho thấy, nồng độ albumin huyết tương giảm thấp ngay khi vào viện và tại các thời điểm sau đó, tại thời điểm ngày 21 sau bỏng vẫn ở mức thấp hơn giới hạn sinh lý. Không thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ albumin huyết tương với tuổi, giới tính.
Nồng độ albumin huyết tương thấp hơn đáng kể ở nhóm bỏng ≥ 60% DTCT từ ngày thứ 7 sau bỏng, bỏng sâu ≥ 20% diện tích cơ thể – DTCT (vào viện và ngày thứ 14 sau bỏng) hoặc bỏng hô hấp (ngày thứ 14 sau bỏng). Nồng độ albumin thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các thời điểm ở nhóm bệnh nhân có biến chứng và tử vong (p < 0,05). Tuy nhiên, mức tương quan chỉ đạt từ yếu đến trung bình (-0,29 đến -0,47).

Thoát  huyết tương do tăng tính thấm thành  mạch  sau  chấn thương bỏng được coi  là  nguyên  nhân  chính  dẫn  đến  giảm nồng  độprotein  toàn  phần   và   albumin huyết  tương,  giảm  khối  lượng  máu  lưu hành  dẫn đến  sốc  bỏng,  giảm  chức năng các cơ quan. Theo   thời   gian   sau   bỏng,   nồng  độalbumin  huyết tương tiếp  tục giảm  do một phần tiếp tục thoát qua bềmặt tổn thương khi  chưa  được  đóng  kín,  một  phần  mất qua quá trình mất máu do thay băng hoặc do  phẫu  thuật, đểđáp ứng  cho  quá  trình liền  vết thương và các đáp ứng  khác  của cơ  thể. Khác  với  quan  điểm  trước  đây, nồng  độalbumin không  còn  đượccoi  là chỉsốđánh giá tình trạng dinh dưỡng  mà là  chỉsốphản ánh quá trình viêm, đồng thời  nồng  độalbumin  huyết  tương  liên quan đến  chức năng các cơ quan và khi giảm  thấp  có  thểdẫn  đến  diễn  biến  xấu trên lâm sàng[1]. Nghiên  cứu  này đánh  giá  đặc  điểm, các  yếu  tốliên quan và vai trò tiên lượng của nồng độalbumin huyết tương theo thời gian  sau  bỏng ởbệnh  nhân người  lớn bỏng  nặng  được  điều  trịtại  Bệnh  viện Bỏng Quốc gia

Biến đổi nồng độ Albumin huyết tương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bỏng nặng

Leave a Comment