BÓNG ĐỐI XUNG ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀ CATHETER DẪN LƯU THẤT TRÁI TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG QUÁ TẢI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN HỖ TRỢ TUẦN HOÀN QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ
BÓNG ĐỐI XUNG ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀ CATHETER DẪN LƯU THẤT TRÁI TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG QUÁ TẢI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN HỖ TRỢ TUẦN HOÀN QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ
Trần Thanh Linh1, Dư Quốc Minh Quân1, Nguyễn Lý Minh Duy1, Huỳnh Quang Đại1,2, Nguyễn Mạnh Tuấn1, Phan Thị Xuân2,3, Phạm Thị Ngọc Thảo1,2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Quá tải thất trái là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân suy tuần hoàn cấp được hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể (VA ECMO). Can thiệp dẫn lưu bằng các kĩ thuật ít xâm lấn gồm bóng đối xung động mạch chủ (IABP) và catheter dẫn lưu thất trái qua van động mạch chủ (TACV) đã được ứng dụng trong điều trị biến chứng này. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả hiệu quả và biến chứng của quá trình can thiệp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát kết hợp tiến cứu và hồi cứu đơn trung tâm ở bệnh nhân người lớn được thực hiện VA ECMO có biến chứng quá tải thất trái tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm so sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, huyết động và siêu âm tim trong quá trình can thiệp dẫn lưu và kết cục. Kết quả: Có 31 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. 19 (61,3%) bệnh nhân được can thiệp bằng TACV và/hoặc IABP. Kích thước TACV thường dùng là 7Fr với lưu lượng trung vị 110 mL/phút. Đa số được can thiệp vào ngày đầu tiên xuất hiện biến chứng quá tải. Tỉ lệ hồi phục ở các bệnh nhân được can thiệp là 57,9%. Biện pháp can thiệp làm cải thiện có ý nghĩa hiệu áp (10 mmHg so với 30mmHg, p=0,006), phân suất tống máu thất trái (15% so với 27%, p=0,010) và tích phân vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ (AV VTI) (4,2 cm so với 8,9cm, p < 0,001). Các biến chứng được ghi nhận với tỉ lệ thấp bao gồm chảy máu tại chỗ, thiếu máu nuôi chi và tắc TACV. Kết luận: Can thiệp dẫn lưu thất trái bằng biện pháp TACV và IABP giúp cải thiện thông số về huyết động và chức năng thất trái ở các bệnh nhân VA ECMO có biến chứng quá tải.
Sốc tim là bệnh lý thường gặp ở các khoa hồi sức cấp cứu với tỉ lệ tử vong còn cao. Nhằm đảm bảo tưới máu cơ quan đích, nhiều biện pháp hỗ trợ cơ học cho thất trái đã được sử dụng. Oxy hóamáu qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation –ECMO) theo phương thức tĩnh mạch –động mạch (V-A) là một kĩ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay, với tỉ lệ thành công lên đến 60% ở các bệnh nhân suy tim cấp. Trong quá trình hỗ trợ với VAECMO, nhiều biến chứng có thể xảy ra, trong đó quá tải thất trái là một biến thường gặp, tần suất khoảng 20 –40% [7]. Biến chứng này gây dãn buồng thất, giảm hồi phục co bóp của tim, rối loạn nhịp kháng trị, huyết khối buồng tim cũng như làm nặng hơn kết cục của bệnh nhân.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com