BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY THANG SCIM –III TRONG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM TỦY NGANG CẤP

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY THANG SCIM –III TRONG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM TỦY NGANG CẤP

BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY THANG SCIM –III TRONG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM TỦY NGANG CẤP
Nguyễn Thị Huyền1,, Nguyễn Văn Hướng 1, Đỗ Đào Vũ 
Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy và tính giá trị thang SCIM-III trong đo lường mức độ độc lập của người bệnh viêm tủy ngang cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tảcắt ngang trên 76 người bệnh chẩn đoánViêm tủy ngang theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Nhóm hiệp hội viêm tủy ngang 2002 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022 được đánh giá thang SCIM-III khi nhậpviện để phục hồi chức năng và trước khi xuất viện. Kết quả: Tổng số sự đồng thuận giữa haingười đánh giá (bác sĩ chuyên khoa thần kinh và bác sĩ phục hồi chức năng) là trên 86,8% trong các tiểu mục của SCIM-III và tất cả các hệ số Kappa đều có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Hệ số tương quan Pearsongiữa những người đánh giá được ghép cặp đều trên 0,9; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tổng điểm SCIM-III chung và các thành tố về tự chăm sóc bản thân, hô hấp, di chuyển trong phòng, di chuyển trong nhà – ngoài trời. Tiểu mục hô hấp có hệ số tương quan biến tổng ở cả 2 người quan sát lần lượt là 0,104 và 0,094 < 0,3; chúng tôi đã loại bỏ biến hô hấp trong thang đo SCIM-III. Độ tin cậy của thang SCIM III theo hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ tiểu mục của 2 người đánh giá là 0,751 và 0,757. Kết luận: Thang SCIM-III phiên bản Việt Nam là một công cụ đáng tin cậy và cótính giá trịcao đã được chứng minh bởi các dữ liệu thống kê và là một thước đo hiệu quả để đo lường mức độ độc lập của người bệnh viêm tủy ngang cấp.

Viêm tủy ngang cấp là rối loạn chức năng tủy sống cấp tính, được đặc trưng bởi biểu hiện lâm sàng: liệt hai chân, liệt tứ chi, rối loạn cảm giác dưới mức tổn thương và rối loạn cơ tròn. Khoảng 2/3 số người bệnh viêm tủy ngang sẽ để lại di chứng  với 1/3 ở mức độ  trung bình  và 1/3 là mức độ nặng, bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc di chuyển bằng xe lăn cần có người chăm sóc. Bệnh lý này mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 5-8/1.000.000 mỗi năm1,  tuy  nhiên độ tuổi lao động chiếm phần lớn nên gánh nặng về kinh tế xã hội. Hiện nay, có nhiều thang điểm được sử dụng  để  đo  lường  sự  độc  lập  trong  sinh  hoạt hằng ngày của người bệnh viêm tủy ngang cấp như: chỉ số Barthel, thang đo lường chức năng độc lập (FIM), thang điểm đo lường sự độc lập tủy  sống  (Spinal  Independence  Measure –SCIM). Thang SCIM được công bố và áp dụng lần đầu tiên vào năm 1997, đây là thang điểm đặc biệt được thiết kế dành riêng cho bệnh lý tủy sống đánh giá các hoạt động khác nhau trong cuộc  sống  hằng  ngày  và  là  công  cụ  được  sử dụng rộng rãi trên thế giới cho thấy độ tin cậy cao2. Trên  thế  giới,  thang  điểm  SCIM –III  đã được chuẩn hóa thành các ngôn ngữ khác nhau như: Ý, Mỹ, Thái Lan, Hi Lạp…3,4.Nghiên cứu đa trung  tâm  của  M.Itzkovich(2007)hệ  sốCronbach’s  Alphatrên  0,84,  hệ  số  tương  quan Pearson giữa FIM và SCIM III là 0,79 (p<0,01). So với FIM, thang điểm SCIM-III phát hiện tốt  hơn được các thay đổi trong các phạm vi phụ của quản lý hô hấp vàcơ vòng,vận động trong nhà và ngoài trời5

https://thuvieny.com/buoc-dau-khao-sat-tinh-gia-tri-va-do-tin-cay-thang-scim-iii-trong-do-luong-muc-do-doc-lap/

Leave a Comment