CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19
Nguyễn Thị Thảo1, Cao Thị Bích Thảo1, Đồng Thị Xuân Phương1, Nguyễn Tứ Sơn1, Lê Vân Anh2, Phạm Thị Thúy Vân1,2
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc thực hiện tốt các hành vi tự chăm sóc (gồm: tuân thủ dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể chất, giám sát đường huyết, kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề khi gặp biến chứng) trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 là yếu tố quan trọng quyết định thành công của việc điều trị. Trong đại dịch COVID – 19, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến các hành vi tự chăm sóc này. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khảo sát thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID – 19 tới các vấn đề liên quan đến hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn qua điện thoại 99 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là 52,7%. Phần lớn (66,7%) bệnh nhân có ít nhất 1 vấn đề liên quan về hành vi dùng thuốc hạ đường huyết. Đại dịch COVID-19 khiến bệnh nhân trì hoãn tái khám và lĩnh thuốc (18,2%), giảm chế độ luyện tập thể chất (28,3%), ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân (32,3%). Kết luận: Mức độ thực hiện các hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 còn thấp và bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19, cần có biện pháp can thiệp để cải thiện các vấn đề này.

Đái tháo đường typ 2 là một bệnh lý mạn tính với tỷ lệ số người mắc ngày càng gia tăng trên thế giới và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Mục tiêu cuối  cùng  của quản lý đái tháo đường typ 2 là kiểm soát đường huyết tối ưu và ngăn ngừa biến chứng. Để nhằm đạt được các mục tiêu này, bên cạnh tối ưu hóa phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc, chế độ  ăn  uống,  luyện  tập  thể  chất  và  theo  dõi đường huyết [1]. Hiệp hội các nhà giáo dục bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ đã khuyến cáo 7hành vi tự chăm sóc thiết yếu trên bệnh nhân đái tháo đường  typ  2,  bao  gồm:  thực  hiện  chế  độ  ăn uống, luyện tập thể chất, tuân thủ dùng thuốc, giám sát đường huyết, kỹ năng giải quyết vấn đề khi  gặp  biến  chứng  (tăng  đường  huyết,  hạ đường huyết), biện phápgiảm thiểu và kỹ năng đốiphó  với  những  cảm  xúc  tiêu  cực[8].  Tuy  nhiên,  việc  tuân  thủ  thực  hiện  các  hành  vi  tự chăm sóc theo khuyến cáo rất phức tạp và là thử thách đối vớibệnh nhân. Một tổng quan hệ thống thực hiện năm 2020 tại các nước thu nhập trung bình và thấp cho thấy tỷ lệ tuân thủ thực hiện các hành vi tự chăm sóc theo khuyến cáo khá dao  động,  cụ  thể  như:  29,9 –91,7%  với  việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh; 26 –97% với việc dùng thuốc; 26,7 –69,0% với việc luyện tập thể  chất [7].  Tình  trạng  không  tuân  thủ  dùng thuốc và thực hiện các hành vi tự chăm sóc sẽ ảnh hưởng xấu tới kết cục lâm sàng (gia tăng tăng tỷ lệ nhập viện, tăng nguy cơ mắc các biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ, gia tăng tỷ lệ tử vong) cũng như gia tăng chi phí điều trị đái tháo đường typ 2. Bên cạnh đó, đại dịch COVID –19 khi bắt đầu từ tháng 12/2019 gây ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Bệnh nhân đái tháo đường  typ  2  có  nguy  cơ  gặp  các  biến  chứng nghiêm trọng do COVID –19. Để hạn chế các biến chứng nghiêm trọngnày, việc duy trì kiểm soát  tốt  đường  huyết    trở  nên  rất  quan  trọng trong thời kỳ đại dịch COVID –19. Tuy nhiên kết quả của các biện pháp kiểm soát lây lan của đại dịch như hạn chế hoạt động đi lại của người dân, tăng giãn cách hoặc cách li lại tác động tiêu cực đến việc chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân và việc kiểm soát đường huyết trênbệnh nhân đái tháo  đường  typ  2 như:  giảm  tuân  thủ  dùng thuốc,  giảm  thực  hiện  chế  độ  ăn  lành  mạnh, giảm luyện tập thể chất và gây ra các cảm xúc tiêu cực cho người bệnh như trầm cảm, lo âu. Các tác động này càng trở nên trầm trọng trên đối  tượng  bệnh  nhân  đái  tháo  đường  typ  2 không kiểm soát được đường huyết.Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân  đái  tháo  đường  typ  2  không  kiểm  soát được  đường  huyết  được  quản  lýngoại  trú  tại bệnh viện Hữu Nghị với mục tiêu khảo sát thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID –19 tới các vấn đề liên quan đến một số hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không kiểm soát được đường huyết. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để bệnh viện có các biện pháp can thiệp giúp cải thiện các hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2, đặc biệt trong đại dịch COVID –19.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
đái tháo đường, hành vi tự chăm sóc, COVID – 19

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 , Bộ Y tế, 2020. 
2. Lê Thị Hương Giang (2013), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013”, Y học thực hành, 893(11), pp. 93-97. 

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19

Leave a Comment