CÁC VI KHUẨN TRONG BỆNH LÝ ĐƯỜNG DẪN MẬT VÀ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH
CÁC VI KHUẨN TRONG BỆNH LÝ ĐƯỜNG DẪN MẬT VÀ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH
Võ Thị Chi Mai*, Cao Minh Nga*, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Nhiễm khuẩn đường dẫn mật chiếm một tỉ lệ cao trong các bệnh lý nhiễm khuẩn ở nước ta. Các bệnh nhân trong lô nghiên cứu có bệnh cảnh viêm đường dẫn mật cấp (58,46%), sỏi ống mật chủ (27,69%), nhiễm khuẩn đường mật do tắc mật (4,61%) và sốc nhiễm khuẩn đường mật (9,23%).
Mục đích: nghiên cứu về các tác nhân vi khuẩn trong bệnh lý hệ thống dẫn mật và tính nhạy cảm kháng sinh của chúng trên 65 bệnh nhân tại bốn bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2001 đến tháng 2/2003.
Kết quả: phân lập được 84 chủng vi khuẩn từ bệnh phẩm của 59 bệnh nhân trong lô nghiên cứu (90,77%). Tỉ lệ nhiễm đa khuẩn là 32,2% (19 ca).Vi khuẩn đường ruột là tác nhân chính, ba loại thường gặp nhất là:E. coli(42,86%), Klebsiellasp. (17,86%) và Enterobactersp. (11,90%). Cầu khuẩn gram
dương và trực khuẩn kỵ khí chiếm tỉ lệ thấp (9,52% và 1,19%). Về tính nhạy cảm kháng sinh: đa số các trực khuẩn gram âm phân lập được còn nhạy với các kháng sinh thông thường, đặc biệt rất nhạy với imipenem và cephalosporins thế hệ thứ ba nhưng kháng với ampicillin và amoxicillin / clavulanic acid. Chưa có vi khuẩn gram dương nào kháng vancomycin. Điều đáng lưu ý là không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị với chỉ một loại kháng sinhhay nhiều loại kháng sinh đồng thời.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất