Căng thẳng hệ tim mạch ở nhân viên y tế

Căng thẳng hệ tim mạch ở nhân viên y tế

Tên bài báo:Căng thẳng hệ tim mạch ở nhân viên y tế

Tác giả:Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyến Bình, Trần Thanh Hà, Phạm Ngọc Quỳ
Tên tạp chí:Thông tin Y dược
Năm xuất bản:2006Số:5Trang:27-30
Tóm tắt:
Đặt vấn đề: Lao động của nhân viên y tế là lao động có căng thẳng thần kinh cảm xúc cao. Sự quá tải bệnh nhân luôn là một trong những yếu tố gây căng thẳng cho nhân viên y tế, đặc biệt là các căng thẳng về hệ tim mạch.Mục tiêu: Đánh giá mức độ căng thẳng hệ tim mạch của nhân viên y tế trong khi làm việc bằng phương pháp Baevxki và qua ghi Holter. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định chỉ số thống kê toán học nhịp tim ở 627 nhân viên y tế thuộc các BV Bạch Mai, Hữu Nghị, K, Phụ sản Trung ương, Việt Đức, Thanh Nhàn theo phương pháp của Baevxki; gắn Holter cho 65 bác sĩ, y tá trong quá trình làm việc. Kết quả: Nhân viên y tế có mức độ căng thẳng hệ tim mạch cao, mức 3/4 (theo phân loại của Baevxki) với độ lệch chuẩn: 0,038±0,018 và chỉ số căng thẳng: 239. Trong khi làm việc, nhịp tim trung bình (tính theo từng giờ) của bác sĩ, y tá là 91±11, trong đó 50,8% bác sĩ, y tá có nhịp tim trung bình >90 nhịp/phút và 92% có nhịp tim tối đa >90 nhịp/phút. Bác sĩ, y tá khoa điều trị tích cực có mức độ căng thẳng hệ tim mạch cao nhất, tiếp đến là khoa ngoại, khoa khám bệnh và các khoa khác. Kết luận: Có thể dùng phương pháp Baevxki và Holter để đánh giá mức độ căng thẳng hệ tim mạch trong lúc làm việc ở nhiều ngành nghề.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment