Chất cận sinh ngày nay

Chất cận sinh ngày nay

Khái niệm chất cận sinh (probiotics) bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 với nhận xét của nhà bác học Nga Elie Metchnikoff (giải thưởng Nobel) về một số bộ lạc du mục người Bungari ăn nhiều chế phẩm lên men, đặc biệt là uống sữa lên men (yaourt) sẽ trường thọ.

Từ năm 1920, sữa chua (yaourt) phát triển và được bán tại các hiệu thuốc để chống rối loạn tiêu hóa. “Ông tổ” của chất cận sinh ngày nay là sữa chua kinh điển, tức sữa lên men với Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Năm 1974, lần đầu tiên đã dùng thuật ngữ “chất cận sinh” (probiotics) và có trong thức ăn cho động vật. Ngày nay, chất cận sinh được đề nghị dùng cho người dưới dạng thức ăn hoặc thuốc và chỉ mới bắt đầu phát triển. Phần lớn các chủng vi khuẩn được dùng là thuộc chi Lactobacillus hoặc Bifido­bacterium.

Theo định nghĩa của WHO (2002), chất cận sinh là “các vi sinh vật sống (còn gọi là vi khuẩn hoặc men), nếu mang vào với lượng đầy đủ và có hàm lượng ổn định, sẽ cải thiện được sự cân bằng của tạp khuẩn ruột và có lợi ích cho sức khỏe người dùng”.

Mặc dầu nằm sâu bên trong cơ thể, nhưng ruột lại được tiếp xúc thường xuyên với ngoại môi do thức ăn và nước bọt mang vào. Ngoài nhiệm vụ hấp thu và đồng hóa thức ăn trực tiếp và tiết kiệm “dành dụm” (> 90% các chất tiêu hóa của cơ thể sẽ được tái hấp thu), thì ruột được coi là lối vào đầu tiên của vi sinh vật, nên còn có vai trò làm hàng rào bảo vệ chống lại các chất độc (chất gây ô nhiễm, độc tố vi khuẩn…), chống các chất gây bệnh. Để làm được việc này, ruột đã bố trí sẵn một tổ chức phức tạp và hữu hiệu với một hệ tạp khuẩn hội sinh phong phú.

Niêm mạc ruột gồm một hệ nếp gấp liên tiếp, giúp ruột có chiều dài 7 mét và diện tích rất lớn (« 300m2), ngang diện tích của 3 sân quần vợt, được bao phủ bởi chất nhày: Đó là chướng ngại vật, chống sự xâm lấn của các mầm gây bệnh và chống chất độc. Tại chất nhày, có một lượng đáng kể các IgA (IgA tiết), đó chính là hàng rào đầu tiên bảo vệ niêm mạc chống các mầm gây bệnh. Mặtkhác, chất nhày còn giúp cho tạp khuẩn cư trú chống đỡ với các muối mật

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment