Chất lượng cuộc sống của người dân từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Hà Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chất lượng cuộc sống của người dân từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Hà Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan

Chất lượng cuộc sống của người dân từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Hà Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan
Ngô Trí Tuấn, Đàm Trọng Anh Vũ, Trịnh Thị Thanh Mai, Ngô Lan Trinh, Nguyễn Tuyết Nhi, Vũ Thị Hương Giang, Nguyễn Cao Duy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn già hóa dân số nên vấn đề chất lượng cuộc sống của nhóm tuổi lão hóa là vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, tuy nhiên lão hóa là một quá trình, bắt đầu ngay từ giai đoạn tuổi trung niên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân từ 40 tuổi trở lên tại Hà Nam, và phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện bằng việc phỏng vấn trực tiếp 847 đối tượng từ 40 tuổi trở lên tại Hà Nam, dựa trên bộ câu hỏi cấu trúc có sẵn. Kết quả cho thấy tỉ lệ người dân đánh giá chất lượng cuộc sống ở mức tốt trở lên đạt 65,5%. Chất lượng cuộc sống có mối tương quan thuận với tiếp cận truyền thông giáo dục sức khỏe từ nhân viên y tế và hỗ trợ xã hội từ bạn bè. Ngược lại, đối tượng mắc bệnh mạn tính, lo âu, stress có chất lượng cuộc sống thấp hơn.

Già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng đang tạo ra những thách thức cho Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Dự báo dân số cho thấy Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già vào năm 2036, với tỷ lệ người 65 tuổi trở lên đạt 14,17% tổng dân số.1Nhóm dân số cao tuổi thường gặp khó khăn về hoạt động chức năng cao hơn rất nhiều so với các nhóm tuổi khác, đòi hỏi sự cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khuyết tật chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế sức khỏe tuổi già chịu sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa, xảy ra ngay từ giai đoạn tuổi trung niên, trải qua các yếu tố bên trong và bên ngoài được thể hiện bằng các khía cạnh cá nhân như quỹ đạo cuộc sống, môi trường tập thể, tiếp cận với giáo dục, sức khỏe và sự quan tâm chăm sóc.2Chất lượng cuộc sống đã được chứng minh là có tầm quan trọng ngang bằng với tuổi thọ.3Việc cung cấp phương pháp điều trị toàn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm và hiểu được kết quả của bệnh đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp về chất lượng cuộc sống. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa chất lượng cuộc sống là nhận thức của mỗi cá nhân về sự gắn bó của chính bản thân trong cuộc sống, trong bối cảnh của nền văn hóa và hệ thống giá trị nơi sinh sống và liên quan đến mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm khác.4 Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống có nhiều loại khác nhau, nhưng các thành tố cơ bản bao gồm: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội, môi trường, tôn giáo và niềm tin cá nhân

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment