CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH TRÊN CẤY GHÉP NHA KHOA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH TRÊN CẤY GHÉP NHA KHOA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHỤC HÌNH TRÊN CẤY GHÉP NHA KHOA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019.Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế xã hội, cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình gia tăng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sức khỏe răng miệng kém (điển hình như mất răng, sử dụng hàm giả) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [3],[10],[72],[77].
Đánh giá về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là một trong những phương pháp để đánh giá sức khoẻ bệnh nhân, thông qua đó đánh giá chất lượng chăm sóc, phương thức điều trị, và đánh giá sự cung ứng các dịch vụ y tế đối với nhu cầu của bệnh nhân. Đa số các nghiên cứu dựa vào cảm nhận chủ quan của đối tượng về sức khỏe răng miệng ít kết hợp với bằng chứng lâm sàng, nên còn hạn chế để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [49],[51].


Cấy ghép nha khoa (implant) cung cấp một lợi ích đáng kể cho bệnh nhân. Hiện nay, implant nha khoa đã đạt được tỷ lệ thành công cao lên đến 97% – 98%; tỷ lệ tồn tại sau 5 năm đạt 95% (từ 94,4 – 96,6%) và đạt xấp xỉ 93,1% (từ 90,5 – 95,0%) sau 10 năm [17]. Ở các nước phát triển, do chăm sóc sức khoẻ răng miệng ngày càng tốt nên tỷ lệ mất răng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ mất răng còn cao [1],[6]. Vì vậy nhu cầu điều trị về phục hình trên cấy ghép nha khoa là rất lớn. Bên cạnh đó, cấy ghép nha khoa là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất, thời gian điều trị lâu và tốn nhiều chi phí trong nha khoa, do đó nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả phía người bệnh lẫn nhà quản lý. Xét về góc độ quản lý, hiện nay tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị cấy ghép nha khoa trên góc độ kết hợp giữa cảm nhận người bệnh và nhà lâm sàng.
Dựa trên sự thay đổi mô hình theo hướng tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, đánh giá chất lượng cuộc sống đã trở thành trọng tâm trong nghiên cứu nha khoa [51]. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về chất lượng cuộc sống và sự ảnh hưởng của dịch vụ y tế lên chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân điều trị phục hình răng bằng kỹ thuật cấy ghép nha khoa tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả mà nghiên cứu này thu được sẽ là bằng chứng khoa học để lãnh đạo Bệnh viện đề ra kế hoạch lâu dài và các biện pháp chăm sóc sức khoẻ răng miệng tối ưu cho những bệnh nhân thực hiện cấy ghép nha khoa. Nghiên cứu này mong muốn sẽ cung cấp thêm bằng chứng về tác động của việc cung cấp các dịch vụ y tế lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau cấy ghép nha khoa, nhằm giúp cho Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các chương trình phòng ngừa và điều trị phục hồi bệnh răng miệng, với mục đích làm gỉảm thiểu tác động của các vấn đề răng miệng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân điều trị phục hình trên cấy ghép nha khoa năm 2019

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DẠNH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………….4
1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu ………………………………………………………….4
1.2. Điều trị phục hình cố định trên cấy ghép nha khoa ………………………………….8
1.3. Thang đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng …………11
1.4. Thực trạng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng……….15
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ
răng miệng ………………………………………………………………………………………………18
1.6. Thông tin chung về Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh ……23
KHUNG LÝ THUYẾT ………………………………………………………………………………..25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….26
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………..26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………27
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu ………………………………………………………………………….27
2.5. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………………….28
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu………………………………………………28
2.7. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………….31
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………..33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………..35
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu………………………………………………………….37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………38
HUPHiv
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ……………………………………………………………38
3.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng……………………….45
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng
miệng………………………………………………………………………………………………………50
Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………………..59
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ……………………………………………………………59
4.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ răng miệng……………………….63
4.2.1. Điểm số CLCS theo từng yếu tố ……………………………………………………..63
4.2.2. Điểm số CLCS theo 7 lĩnh vực ……………………………………………………….64
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng
miệng………………………………………………………………………………………………………66
4.3.1. Yếu tố về đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân ………………………………66
4.3.2. Yếu tố về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và hành vi chăm sóc sức khoẻ
…………………………………………………………………………………………………………….68
4.3.3. Yếu tố về chất lượng dịch vụ điều trị và chăm sóc…………………………….69
4.4. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………………74
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..75
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 2. Bệnh án đánh giá từ bác sĩ RHM
Phụ lục 3. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho bệnh nhân
Phụ lục 4. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho lãnh đạo khoa và bác sỹ điều trị
Phụ lục 5. Trang thông tin và Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6. Liệt kê và định nghĩa biến s

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Võ Thế Quang (1993) “Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng Việt Nam 1990”.
Công trình nghiên cứu khoa học, tr 13-16.
2. Trịnh Đình Hải (2005) “Đánh giá thực trạng sâu răng ở hai vùng đồng bằng của
Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 34 (2), tr.92-99.
3. Mai Hoàng Khanh (2009) Tình hình sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị răng
miệng ở người cao tuổi thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
4. Phạm Thị Tân Mỹ, và cộng sự (2011) “Khảo sát sự hài lòng của người bệnh, người
nhà người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Vạn Ninh năm 2011″. Tập san
BCKH năm 2011, Bệnh viện Vạn Ninh,
5. Trần Đức Thành (2012) Nha Khoa Công Cộng, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí
Minh,
6. Trần Thị Phương Đan (2012) Tình trạng sức khoẻ răng miệng của người dân đồng
bằng sông Cửu Long và các yếu tố liên quan, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.151.
7. Phùng Thị Quỳnh Lan (2013) Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm
y tế của người cao tuổi xã Đông Xuân – huyện Quốc Oai – Hà Nội năm 2013
và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học
Y tế công cộng,
8. Hoàng Đạo Bảo Trâm (2013) “Tích hợp xương trong cấy ghép nha khoa”. Tạp chí
Nghiên cứu Y học, 85 (5), pp.122-129.
9. Trịnh Thị Tố Quyên, Ngô Thị Quỳnh Lan (2013) “Tình trạng sức khỏe răng miệng
và mối liên quan với chất lượng cuộc sống của sinh viên đại học sài gòn”.
Nghiên cứu Y học – Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (2), 24-32.
10. Lâm Kim Triển (2014) Tác động của Sức khỏe răng miệng lên chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi tại một số viện dưỡng lão ở TpHCM, Luận văn thạc
sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
HUPH11. Hoàng Thị Ngọc Lan (2014) Ảnh hưởng của tình trạng mất răng đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa RHM-Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh năm 2013-2014, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
12. Nguyễn Đức Minh (2015) Nghiên cứu sự vững ổn của implant sau cấy ghép tại
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học
Y Dược Huế, tr.83.
13. Đào Thị Dung, Trần Ngọc Sơn (2016) “Thực trạng mất răng và phục hình răng
đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Khoa học Y Dược, 32 (2), tr.106-110.
14. Nguyễn Văn Tuấn (2016) Bài giảng 48: Phương pháp ước tính cỡ mẫu,
15. Bộ Y tế, Bộ Quốc Phòng (2016) Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Quy định việc khám sức khoẻ, Hà Nội
16. Trần Thiện Thuần Ngô Ngọc Hồng Liên, Lê Trường Vĩnh Phúc, (2017) “Chất
lượng cuộc sống liên quan sức khoẻ răng miệng và các yếu tố liên quan ở
người cao tuổi tại Quận 5. TPHCM năm 2017″. Tạp chí Y học thực hành
9(1054), tr.1-10.
17. Bùi Việt Hùng (2017) Nghiên cứu phẫu thuật và đánh giá kết quả cấy ghép nha
khoa nhóm răng trước, Luận án tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học y
dược lâm sàng 108,
18. Nguyễn Quang Việt (2017) Tỷ lệ sâu răng, nha chu và tác động của sức khoẻ
răng miệng lên chất lượng cuộc sống của người dân 35-44 tuổi tại TPHCM,
Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, 100.
19. Ngô Vĩnh Phúc, Trần Tấn Tài, Huỳnh Văn Dương (2018) “Đánh giá kết quả cấy
ghép nha khoa tức thì sau khi nhổ răng “. Tạp chí Y Dược học 8(6), tr.196-202.
20. Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM (2018) Báo cáo Hoạt động năm 2018,
TPHCM, pp.1-50

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment