CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI MANG PHỤC HÌNH RĂNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH – VIỆT NAM, NĂM 2019-2021: MỘT NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ WHOQOL-BREF

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI MANG PHỤC HÌNH RĂNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH – VIỆT NAM, NĂM 2019-2021: MỘT NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ WHOQOL-BREF

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI MANG PHỤC HÌNH RĂNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH – VIỆT NAM, NĂM 2019-2021: MỘT NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ WHOQOL-BREF
Nguyễn Hữu Bản1, Lê Ngọc Tuyến2, Đinh Tuấn Đức3, Trần Bình Thắng4
1 PC11-Công An tỉnh Nam Định, Nam Định, Việt Nam
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Hà Nội
3 Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương
4 Trường Đại học Y-Dược Huế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng dựa trên bộ công cụ WHOQoL-Bref. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 132 người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định năm 2019-2021. Chọn mẫu thuận tiện tại 03 vùng miền của tỉnh Nam Định. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi, thông qua hình thức hỏi trực tiếp. Kết quả: Nghiên cứu này cho thấy chất lượng cuộc sống trung bình ở người mang phục hình răng là 42,58 và hệ số Cronback’s Alpha là 0,89. Kết luận: Bộ công cụ WHOQol-Bref phù hợp với nghiên cứu để đánh giá chất lượng cuộc sống của người mang phục hình răng tại tỉnh Nam Định.

Bệnh răng miệng là bệnh phổbiến ởmọi lứa tuổi.  Theo  kết  quảđiều  tra  của  một  sốtác  giảtrên  thếgiới  cũng  như  trong  nước  cho  thấy người mắc bệnh răng miệng là khá phổbiến như bệnh sâu răng, bệnh quanh răng (viêm lợi, viêm quanh  răng),  mất  răng,  bệnh  viêm  niêm  mạc  miệng, lưỡi…, ởmột  sốnước  có  thểcó  tới  trên 90%  dân  sốmắc  bệnh  này.  Mất  răng  là  một trong sốnhững biến cốlớn vềthểchất trong đời sống  của  một  người.  Khi  mất  một  răng  hoặc nhiều  răng  sẽảnh  hưởng  đến  thẩm  mỹcủa gương mặt và gây ra những hậu quảxấu cho các chức  năng  của  hệthống  nhai  như  nhai,  nuốt, phát âm và  cho hệthống tiêu hóa. Do đó, phục hình răng (còn gọi là răng giả)  là  một  nhu  cầu thiết yếu đối với người bịmất răng [1],[2].Các  bộcông  cụđểđánh giá chất lượng  cuộc sống  trong các nghiên cứu cũng khác nhau như: SF36,  EQ-5D,  WHOQol-Bref.  Tuy  nhiên  WHQol-Bref có điểm mạnh là giá trịvà độtin cậy của nó đã  được  kiểm  định  trên  nhiều  nghiên  cứu ởnhiều  quốc  gia  trên  thếgiới  và đã được  dịch  ra tiếng  Việt  và ứng  dụng đểđánh giá trên nhiều đối tượng  với  tính  giá  trịvà độtin  cậy  tốt [3].Một  sốnghiên  cứu  trên  thếgiới  vềchất lượng cuộc sống ởngười bệnh răng miệng, có sửdụng bộcông  cụWHOQol-bref  chỉcho  thấy:  Nghiên cứu của Ding-Yu Yeh và cộng sự(2016): Nghiên cứu mô tảcắt ngang  135 bệnh nhân, từ20 tuổi trởlên  tại  Khoa  Nha  của  Bệnh  viện  quân  đội Kaohsiung, Đài Loan. Kết  quảtổng điểm  OHIP-14 trước điều trịlà 30,54 ± 15,33 và sau điều trịlà 22,25 ± 15,00; tổng điểm WHOQol-Bref trước điều trịlà 61,32 ± 795 và sau điều trịlà 62,35 ± 8,16 [4]. Ởtrong nước chưa có nghiên cứu  sâu vềchất  lượng  cuộc  sống ởngười  mang  phục hình răng.Hiện  nay,  đã  có  nhiều  nghiên  cứu  vềchất lượng  cuộc  sống và thang đo chất lượng  cuộc sống trong các nhóm dân sốkhác nhau tại cộng đồng, tuy nhiên nghiên cứu đo lường chất lượng cuộc sốngởngười mang phục hình răng còn khá hạn  chế, do đó việc  tìm  hiểu  thực  trạng  vềđo lường  chất lượng cuộc sống ởngười mang phục hình răng là một  vấn đềcần  thiết  và  mang  tính thực  tiễn  cao.  Xuất  phát  từnhững  lý  do  trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đềtài nghiên cứu: “Chất lượng cuộc sống ở người mang phục hình răng  tại  tỉnh  Nam  Định-Việt  Nam,  năm  2019-2021:  Một  nghiên  cứu  sử  dụng  bộ  công  cụ whoqol-bref”, nhằm mục tiêu sau:Đánh giá chất lượng cuộc sống ởngười mang phục hình răng tại  tỉnh  Nam Định, năm  2019-2021 qua sửdụng bộcông cụWHO-Bref.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment