Chết tế bào theo chương trình đã định

Chết tế bào theo chương trình đã định

Tế bào chết qua nhiều đường và nhiều cơ chế khác nhau, mỗi đường, mỗi cơ chế có tên khác nhau. Nhưng các đường và cơ chế thường dùng gồm có: chết do hoại tử tế bào, (necrosis) chết theo chương trình hay theo sự hoạt động sinh lý bình thường (programmed cell death – apoptosis), chết do độc tế bào (cytotoxic cell-death) bởi hoá chất, bởi miễn dịch đặc hiệu như: kháng thể đặc hiệu hoặc tế bào T lympho đặc hiệu, hoặc tế bào độc tự nhiên (natural killer cell – NK). Để phân biệt có thể xếp thành 3 nhóm [1, 2]:
–    Nhóm tế bào chết theo cơ chế hoại tử (necrosis): loại này thường gặp do các nguyên nhân chấn thương dập nát, bỏng, viêm hoại tử… Tế bào trương to, cấu trúc màng tế bào thay đổi và bị tổn thương toàn bộ. Các thành phần nội nguyên sinh như ti thể, lysosom, màng nhân bị tổn thương và huỷ hoại toàn bộ, làm ảnh hưởng đến thành phần nội môi và chất lượng sống của tế bào.
–    Nhóm chết theo chương trình (programmed cell – death hay apoptosis). Nhóm này chết theo cơ chế chết sinh lý, sự chết đó được lập trỡnh hoỏ, chết của sự già hoá. Trong trường hợp này màng tế bào, màng ti thể, màng nhân vẫn bảo toàn, toàn bộ tế bào co lại, nhân cô đặc, chất nhiễm sắc vón cục rồi phân ra từng phần có cả nhân, bào tương, màng tế bào…
Đỗ Trung Phấn*
–    Nhóm chết do độc tế bào (cytotoxic cell – death). Nhóm này tế bào chết do độc tế bào bởi hoá chất, bởi kháng thể độc đặc hiệu, bởi thực phẩm, mỹ phẩm… Có thể gặp như phản ứng độc trung gian T-lympho. T-lympho độc làm chết tế bào đích… Màng tế bào thay đổi, tế bào bị phá huỷ hoàn toàn.
Trong 3 nhóm này, nhóm hoại tử liên quan đến apoptosis, vậy 2 nhóm này khác nhau ra sao?
II.    PHÂN BIỆT Sự KHÁC NHAU GIỮA NECROSIS VÀ APOPTOSIS
a)    về hình thái và cấu trúc tế bào
–    Necrosis: sự huỷ hoại toàn bộ tế bào, bao gồm màng tế bào, màng ti thể, màng nhân, tế bào và tỉ thể trương to (H.1/3), rồi phá huỷ hoàn toàn
(H.1/4), giải phóng nhiều thành phần hoà tan và các men hoạt hoá vào huyết tương. Ở giai đoạn đầu nếu có can thiệp thì các tổn thương có thể hồi phục. Các thành phần của tế bào hoại tử sẽ được đào thải bằng thực bào, tuần hoàn, gan, thận, da (H.1/1-4).
–    Apoptosis: là sự chết dần của tế bào già, sự chết sinh lý không hồi phục, các màng tế bào không thay đổi, giai đoạn sau tế bào co lại xuất hiện các mẫu DNA bị cắt đoạn, chất nhiễm sắc bị đông vón (H.1/6), tế bào phân chia thành các tiểu phần nhưng vẫn còn màng bào tương (H.1/7), cuối cùng tạo ra các mẩu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment