Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013
Luận văn Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một căn bệnh mạn tính hiện nay được xem như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF: Intemation Diabetes Federation) năm 2012 số người mắc bệnh là 371 triệu người, 4,8 triệu người đã chết do căn bệnh này, và đã tiêu tốn tới 471 tỷ đô la cho việc chăm sóc và điều trị bệnh [64]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization), gần 80% các ca tử vong do bệnh đái tháo đường xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [71].
Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới về căn bệnh này, qua điều tra dịch tễ, tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc đã tăng từ mức 2,7% vào năm 2002 lên 5,7% năm 2008. Ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp tỷ lệ bệnh dao động từ 10%-12% [12]. Trong một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự cho thấy: Đái tháo đường đứng hàng thứ ba ở nữ giới trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu dẫn đến gánh nặng bệnh tật và tử vong [29].
Sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ cũng có ý nghĩa gia tăng hơn nữa tỷ lệ những biến chứng của bệnh, nhất là biến chứng tim mạch.Các biến chứng này cùng với các stress về tâm lý không chỉ làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi, mà còn làm hao tồn cả tuổi thọ. Tại Hội nghị lần thứ thứ 6 của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế khu vực Tây Thái Bình Dương,tháng 10 năm 2005, bệnh được xem như là “kẻ giết người thầm lặng – The silent killer” [16].Việc điều trị hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, nghề nghiệp, bệnh mạn tính kèm theo, sự hiểu biết về bệnh tật, tâm lý điều trị. Bệnh đái tháo đường đã, đang và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả thế giới và mỗi quốc gia trong thế kỷ XXL
Trên toàn Thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chi phí bệnh ĐTĐ, ở Việt Nam gần đây cũng đã tiến hành một số nghiên cứu về chi phí điều trị nội-ngoại trú cho người bệnh ĐTĐ, nhưng có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về gánh nặng chi phí hộ gia đình cho chăm sóc và điều trị người bệnh ĐTĐ. Việt Nam là nước đang phát
triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nên bệnh ĐTĐ thực sự là gánh nặng kinh tế xã hội đáng lo ngại cho bản thân người bệnh, cho gia đình, cho cộng đồng và toàn xã hội.
Bệnh viện Thanh Nhàn (BVTN) là Bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố Hà Nội, đầu ngành về Nội khoa và Chẩn đoàn hình ảnh, với 540 giường kế hoạch (năm 2012). Hàng năm BV khám và điều trị nội trú từ 30.302 (2011) đến 31.179 (2012) lượt người bệnh [31]. Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật tại BV có nhiều thay đổi, bệnh không lây nhiễm tăng nhanh đặc biệt là bệnh ĐTĐ, số người bệnh đến điều trị nội trú tại khoa Nội tiết BV tăng từ 996 (2011) đến 1056 (2012), trong đó chủ yếu là đối tượng hưu trí và đã có nhiều trường hợp nhập viện nhiều lần trong một năm, do đó chi phí dành cho điều trị bệnh trở lên rất tốn kém, ngoài những chi phí mà người bệnh phải trả cho BV còn có cả những chi phí mà người bệnh chi trả trong quá trình nằm viện. Chính vì vậy, vấn đề mà chúng tôi quan tâm là gánh nặng chi trả thực tế của người bệnh ĐTĐ tại BVTN ra sao? Khả năng chi trả thực tế của người bệnh đến đâu và ảnh hưởng đến thu nhập của người bệnh và hộ gia đình như thế nào? Bao nhiêu phần trăm người bệnh và hộ gia đình roi vào mức chi phí thảm họa do điều trị ĐTĐ?.
Vì những lý do trên, nhằm cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy giúp cho việc cải thiện sức khỏe của người dân mắc bệnh ĐTĐ và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013 ” để trả lời cho câu hỏi:
(1) Chi phí điều trị nội trú trên tùng nhóm người bệnh ĐTĐ có và không có biến chứng mạn tính và có phương thức chi trả khác nhau là bao nhiêu?
(2) Tỷ lệ hộ gia đình có người bệnh ĐTĐ gánh chịu chi phí thảm họa do điều trị bệnh ĐTĐ là bao nhiêu?
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Xác định chi phí trực tiếp chi cho y tể và chi phí trực tiếp chi ngoài y tế của người bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013.
2. Xác định tỷ lệ hộ gia đình người bệnh đái tháo đường gánh chịu chi phí thảm họa do điều trị bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÒ viii
TÓM TẮT NGHIÊN cứu ix
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
Chương 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Bệnh đái tháo đường 4
1.1.1. Định nghĩa 4
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường 4
1.1.3. Biến chứng của bệnh đái tháo đường 5
1.1.4. Điều trị bệnh đái tháo đường 6
1.2. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới và tại Việt Nam 7
1.2.1. Trên Thế giới 7
1.2.2. Tại Việt Nam 8
1.3. Chi phí điều trị nội trú, viện phí, chi phí thảm họa 10
1.3.1. Các khái niệm: 10
1.3.2. Phân loại chi phí: 10
1.3.3. Phương pháp tính toán chi phí 12
1.3.4. Chi phí thảm họa (cata) 15
1.4. Một số nghiên cứu ngoài nước 16
1.4.1. Các nghiên cứu về chi phí điều trị nội trú của bệnh đái tháo đường 16
1.4.2. Nghiên cứu về chi phí thảm họa do điều trị bệnh đái tháo đường 19
1.5. Nghiên cứu trong nước 21
1.5.1. Các nghiên cứu về chi phí điều trị nội trú của bệnh đái tháo đường 21
1.5.2. Nghiên cứu về chi phí thảm họa do điều trị bệnh đái tháo đường 24
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu 25
1.7. Khung lý thuyết 26
ChưoTìg 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29
2.3. Thiết kế nghiên cứu 29
2.4. Cỡ mẫu 29
2.5. Phương pháp chọn mẫu 29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.7. Các biến số nghiên cứu 30
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 37
2.8.1. Phương thức chi trả của người bệnh 37
2.8.2. Phân loại nhóm có, không có biển chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ 37
2.8.3. Phương pháp tính chi phí 38
2.9. Phương pháp phân tích số liệu 41
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 42
2.11. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 42
2.11.1. Hạn chế nghiên cứu 42
2.11.2. Sai số và biện pháp khắc phục 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 44
3.1. Các thông tin chung 44
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 44
3.1.2. Biến chứng do bệnh đái tháo đường 46
3.1.3. Ngày điều trị trung bình 47
3.2. Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường 48
3.2.1. Chi phí trực tiếp chi cho y tế 48
3.2.2. Chi phí trực tiếp ngoài y tế 50
3.2.3. Cơ cấu các chi phí theo đặc điểm nhân khẩu học 53
3.2.4. Cơ cấu các chi phí theo phương thức thanh toán khác nhau 63
3.2.5. Cơ cấu các chi phí theo biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường 67
3.4. Chi phí thảm họa do điều trị bệnh Đái tháo đường 72
3.4.1. Mô tả tình trạng thu nhập và chi tiêu của hộ GĐ người bệnh ĐTĐ năm 2012…72
3.4.2. Tỷ lệ hộ gia đình người bệnh ĐTĐ phải gánh chịu chi phí thảm họa 77
Chương 4: BÀN LUẬN 81
4.1. Những thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 81
4.1.1. Thông tin chung về nhân khẩu học và tình trạng tham gia BHYT 81
4.1.2. Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường 83
4.1.3. Ngày điều trị trung bình 84
4.2. Chi phí điều trị cho bệnh đái tháo đường 85
4.2.1. Chi phí trực tiếp chi cho y tế 85
4.2.2. Chi phí trực tiếp ngoài y tế 86
4.2.3. Tổng chi phí trực tiếp của đối tượng nghiên cứu 87
4.2.4. So sánh chi phí giữa các nhóm đối tượng có đặc điểm khác nhau 88
4.3. Chi phí thảm họa do điều trị bệnh Đái tháo đường 94
KÉT LUẬN 99
KHUYẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 110
Phụ lục 1: Giấy đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn 110
Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu từ HSBA/Phiểu thanh toán ra viện của NB 111
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn dành cho người bệnh 115
Phụ lục 4: Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường 121
Phụ lục 5: Các loại biển chứng mạn tính do đái tháo đường 122
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 44
Bảng 3.2. Bảng mô tả phân loại kinh tế hộ gia đình người bệnh ĐTĐ năm 201245
Bảng 3.3. Đặc điểm về biến chứng bệnh của đối tượng nghiên cứu (n=198) 46
Bảng 3.4: Bảng mô tả ngày điều trị trung bình của đối tượng nghiên cứu theo
phương thức thanh toán và biến chứng của bệnh 47
Bảng 3.5. Tổng chi phí điều trị của người bệnh ĐTĐ cho một đợt điều trị 48
Bảng 3.6: Bảng mô tả chi phí trực tiếp chi cho y tế của NB cho một đợt điều trị49
Bảng 3.7: Chi phí trực tiếp ngoài y tế của người bệnh cho một đợt điều trị 50
Bảng 3.8. So sánh ngày điều trị, chi phí trực tiếp chi cho y tế 1 ngày và cho 1 đợt
điều trị nội trú của người bệnh theo đặc điểm nhân khẩu-xã hội học …53
Bảng 3.9. So sánh ngày điều trị, chi phí trực tiếp ngoài y tế 1 ngày và 1 đợt điều
trị nội trú của NB theo đặc điểm nhân khẩu-xã hội học 55
Bảng 3.10. So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp chi cho y tế theo đặc điểm nhân
khẩu – xã hội học cho một đợt điều trị 57
Bảng 3.11: So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp chi cho y tế theo đặc điểm nhân
khẩu – xã hội học cho một ngày điều trị 58
Bảng 3.12: So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp ngoài y tế theo đặc điểm nhân
khẩu – xã hội học cho một đợt điều trị 60
Bảng 3.13: So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp ngoài y tế theo đặc điểm nhân
khẩu – xã hội học cho một ngày điều trị 62
Bảng 3.14. So sánh ngày điều trị, chi phí trực tiếp chi cho y tế 1 ngày và 1 đợt điều
trị nội trú của người bệnh theo phương thức thanh toán khác nhau 64
Bảng 3.15. So sánh ngày điều trị, chi phí trực tiếp ngoài y tế 1 ngày và 1 đợt điều
trị nội trú của người bệnh theo phương thưc thanh toán khác nhau 64
Bảng 3.16. So sánh ngày điều trị, chi phí trực tiếp chi cho y tế 1 ngày và 1 đợt điều
trị nội trú của người bệnh có và không có biến chứng mạn tính 68
Bảng 3.17. So sánh ngày điều trị, chi phí trực tiếp ngoài y tế 1 ngày và 1 đợt điều
trị nội trú của người bệnh có và không có biến chứng mạn tính 69
Bảng 3.18: Mô tả tình trạng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình người bệnh ĐTĐ
năm 2012 72
Bảng 3.19: So sánh tình trạng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình người bệnh
ĐTĐ năm 2012 theo đặc điểm nhân khẩu học 74
Bảng 3.20: So sánh tình trạng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình người bệnh
ĐTĐ có phương thức thanh toán khác nhau năm 2012 76
Bảng 3.21: So sánh tình trạng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình người bệnh ĐTĐ
có và không có biến chứng mạn tính năm 2012 77
Bảng 3.22. Tình trạng khó khăn về kinh tế của Hộ gia đình có người bệnh ĐTĐ..77 Bảng 3.23: Tỷ lệ gia đình người bệnh ĐTĐ gánh chịu chi phí thảm họa 78
Bảng 3.24: Tỷ lệ hộ gia đình người bệnh gánh chịu chi phí thảm họa phân theo đặc
điểm nhân khẩu xã hội học 78
Bảng 3.25. Tỷ lệ hộ gia đình có người bệnh ĐTĐ gánh chịu chi phí thảm họa phân
theo tình trạng có, không có biến chứng mạn tính 79
Bảng 3.26: Tỷ lệ hộ gia đình có người bệnh ĐTĐ gánh chịu chi phí thảm họa phân
theo phương thức thanh toán khác nhau 80
DANH MỤC BIỂU ĐÒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phương thức thanh toán và tình
trạng có, không có biến chứng mạn tính 46
Biểu đồ 3.2: Chi phí trực tiếp chi cho y tế theo các nhóm chi phí 49
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về chi phí trực tiếp chi cho y tế trung bình cho một ngày điều trị 50 Biểu đồ 3.4: Đặc điểm chi phí trực tiếp ngoài y tế theo các nhóm chi phí cho một
đợt điều trị 51
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm về chi phí trực tiếp ngoài y tế trung bình 1 ngày điều trị 52 Biểu đồ 3.6. Đặc điểm các chi phí trong nhóm đối tượng theo phương thức thanh
toán khác nhau 63
Biểu đồ 3.7. So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp chi cho y tế của người bệnh
ĐTĐ theo phương thức thanh toán khác nhau cho một đợt điều trị. 65 Biểu đồ 3.8: So sánh các khoản mục chi phí điều trị trực tiếp ngoài y tế của người bệnh
ĐTĐ theo phương thức thanh toán khác nhau cho một đợt điều trị 65
Biểu đồ 3.9. So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp chi cho y tế của người bệnh
ĐTĐ theo phương thức thanh toán khác nhau cho một ngày điều trị… 66 Biểu đồ 3.10. So sánh các khoản mục chi phí trực tiếp ngoài y tế của người bệnh
theo phương thức thanh toán khác nhau cho một ngày điều trị 67
Biểu đồ 3.11. Đặc điểm các chi phí trong nhóm đối tượng nghiên cứu có, không có
biến chứng mạn tính/đợt điều trị 67
Biểu đồ 3.12. So sánh các khoán mục trong chi phí điều trị trực tiếp chi cho y tế
của người bệnh ĐTĐ có, không có biến chứng mạn tính cho một đợt điều trị 69
B iểu đồ 3.13. So sánh các khoản mục trong chi phí điều trị trực tiếp ngoài y tế của người
bệnh ĐTĐ có, không có biến chứng mạn tính cho một đợt điều trị 70
Biểu đồ 3.14. So sánh các khoán mục trong chi phí điều trị trực tiếp chi cho y tể
của người bệnh ĐTĐ có, không có biến chứng mạn tính cho một ngày điều trị 70
Biểu đồ 3.15. So sánh các khoản mục trong chi phí điều trị trực tiếp ngoài y tế của người bệnh ĐTĐ có, không có biến chứng mạn tính cho một ngày điều trị 71
Biểu đồ 3.16. Thu nhập hộ gia đình và cá nhân người bệnh ĐTĐ năm 2012 73
Biểu đồ 3.17: Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm hộ gia đình và cá nhân người
bệnh ĐTĐ năm 2012 73
Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ chi tiêu cho y tế của hộ gia đình người bệnh ĐTĐ năm 2012 74
Nguồn: https://luanvanyhoc.com