Cơ cấu bệnh tật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019
Cơ cấu bệnh tật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019
Vũ Đình Hùng , Kiều Thị Hoa , Hoàng Bùi Hải
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả mô hình bệnh tật và phân bố thời gian của bệnh nhân được khám và điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019. Trong số 22.385 bệnh nhân được cấp cứu năm 2019 có 50,98% là nữ, 56,4% ở nhóm tuổi lao động (từ 18 đến 50 tuổi). Ba nhóm bệnh thường gặp nhất là tiêu hóa: 34,69%; nhiễm khuẩn: 12,76% và chấn thương: 11,84%. Cơ cấu bệnh tật tại Khoa Cấp cứu cho thấy tỷ lệ bệnh truyền nhiễm còn cao, tiếp đến là bệnh không lây nhiễm và chấn thương. Nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân đa dạng quanh năm với số lượng bệnh nhân cao nhất trong quý III, cao hơn nhiều so với quý I năm 2019. Cơ cấu bệnh tật cho thấy tính chất đa dạng của bệnh cấp cứu. Phân bố các nhóm bệnh khá cân bằng, trong đó nhóm bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và bệnh chấn thương là bệnh phổ biến nhất.
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế – xã hội, môi trường của quốc gia hay cộng đồng đó. Hiện nay, mô hình bệnh tật ở các nước phát triển đang dần thay đổi theo xu hướng: bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý người già là chủ yếu.1 Brunei là một trong những nước có thu nhập theo bình quân đầu người cao nhất thế giới, có tỷ lệ mắc các bệnh không lây cao với các bệnh phổ biến là tim mạch, đái đường, hen…2Ở nước ta, mô hình bệnh tật đã có thay đổi trong một số thập kỷ qua, bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm, bệnh không lây nhiễm có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 trường hợp tử vong thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm.3 Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm vẫn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu cho trẻ em dưới 5 tuổi, trong khi đó ở người trên 60 tuổi nhóm bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.4 Nguyên nhân là do sự phát triển đô thị hóa làm gia tăng các tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông. Sự ô nhiễm môi trường làm tăng các bệnh ung thư, ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm.1 Trong các loại hình tai nạn, ngã sông là quan trọng nhất các khu vực khác tai nạn giao thông đứng hàng đầu.5 Qua đó chỉ ra rằng về cơ bản mô hình bệnh tật của nước ta vẫn là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển.
Cơ cấu bệnh tật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019