Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực cử nhân dinh dưỡng Việt Nam năm 2020
Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực cử nhân dinh dưỡng Việt Nam năm 2020
Nguyễn Thuỳ Linh1, Lê Thị Hương1, Ma Ngọc Yến2
1 Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng (CNDD) tại Việt Nam năm 2020. Kết quả khảo sát 40 đơn vị có hoạt động dinh dưỡng cho thấy: thực trạng sử dụng cử nhân dinh dưỡng trung bình là 1,3 ± 2,0 trong tổng số cán bộ khoa dinh dưỡng là 8,9 ± 5,1 đối với các đơn vị thuộc bệnh viện; với đơn vị ngoài bệnh viện, số Cử nhân Dinh dưỡng trung bình là 1,8 ± 2,2 trong tổng số 5,3 ± 5,5 nhân viên. Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) là nhân lực nhiều nhất tại các khoa dinh dưỡng bệnh viện hiện nay với số trung bình là 2,0 ± 2,4, tiếp đến là bác sĩ đa khoa 1,9 ± 1,7. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện cao gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu năng lực cử nhân dinh dưỡng tập trung vào năng lực tư vấn dinh dưỡng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng và xây dựng thực đơn với tỷ lệ: 91,9%, 89,2% và 89,2%. Nhu cầu năng lực và nhu cầu vị trí việc làm của Cử nhân Dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào đơn vị tuyển dụng.
Dinh dưỡng là nghề liên quan đến thực phẩm và sức khỏe con người, được phân thành nhiều lĩnh vực như dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm và nghiên cứu khoa học dinh dưỡng.1,2,3 Đây đều là các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cho cộng đồng nên để hành nghề dinh dưỡng an toàn, yếu tố con người là rất quan trọng. Tại Việt Nam, dựa trên hợp tác quốc tế giữa Nhật Bản, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Trường Đại học Y Hà Nội, mã ngành cử nhân dinh dưỡng lần đầu tiên được mở và đào tạo tại Đại học Y Hà Nội năm 2013.1,4 Tính đến nay có khoảng 200 Cử nhân Dinh dưỡng đã tốt nghiệp (khoá I – khoá V) và đang tham gia tích cực vào lực lượng lao động ngành Y tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dinh dưỡng tiết chế tại các bệnh viện. Tại Nhật Bản, trường đào tạo về dinh dưỡng đã được thành lập từ những năm 1920, ban đầu những dinh dưỡng viên làm việc như những trợ lý dinh dưỡng, sau đó đến năm 1947, Nhật bản bắt đầu phân loại dinh dưỡng viên và dinh dưỡng viên có chứng chỉ hành nghề (CCHN) để phân cấp vị trí làm việc phù hợp với năng lực chuyên môn.5 Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại Châu Á đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng và nhanh chóng trở thành quốc gia có số lượng dinh dưỡng viên nhiều nhất thế giới.6 Dữ liệu từ báo cáo của Bộ Y tế Nhật Bản (2016) và điều tra cơ bản về trường học (2017) cho thấy hiện nay ở Nhật Bản đã có 94.272 chuyên gia dinh dưỡng hoạt động trong các lĩnh vực như bệnh viện, phòng khám, trường học, viện dưỡng lão, công ty/doanh nghiệp.7 Nguồn nhân lực dồi dào và năng lực làm việc tại nhiều vị trí đã cho thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành dinh dưỡng trong tương lai. Cử nhân Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ và cải
Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực cử nhân dinh dưỡng Việt Nam năm 2020