ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BASEDOW TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Bùi Đặng Minh Trí1, Bùi Đặng Phương Chi1, Phạm Ngọc Tâm2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Huyết học – Truyền máu, Tp. Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật basedow tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 74 bệnh án của bệnh nhân basedow có chỉ định phẫu thuật và đã được phẫu thuật tại bệnh viện Thống Nhất từ 10/3/2021 đến 10/6/2021. Kết quả: Chủ yếu là nữ (89,19%), với độ tuổi chủ yếu là 21 đến 40 (55,41%). Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh thông qua triệu chứng HHTN (87,84%), bướu giáp to (81,08%). Bướu giáp chủ yếu là độ II (54,05%) và có mật độ chắc (67,57%). Đa số bệnh nhân có bướu lan tỏa, thể tích từ 13,74ml-58,12ml. Nồng độ FT3, FT4, TSH trước mổ đa số bệnh nhân chiếm tỉ lệ (97,35%) nằm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân chủ yếu được cắt bướu giáp hoàn toàn (91,89%), với lý do thất bại trong điều trị nội khoa (58,11%). Phần lớn bệnh nhân không gặp biến chứng sau mổ (90,54%). Kết luận: Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh thông qua triệu chứng HHTN, bướu giáp to. Bướu giáp chủ yếu là độ II, mật độ chắc. Đa số bệnh nhân có bướu lan tỏa, thể tích từ 13,74ml-58,12ml. Bệnh nhân chủ yếu được cắt bướu giáp hoàn toàn, với lý do thất bại trong điều trị nội khoa.
Bệnh Basedow (bệnh Graves) là căn nguyên phổ biến nhất gây cường giáp trạng. Nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng về chuyển hóa, tim mạch sinh sản và xương khớp. Với tỉ lệ mắc hàng năm trong khoảng từ 20 đến 50 ca trên 100,000 dân [1]. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc Basedow nhưng lứa tuổi phổ biến là từ 30 đến 50 tuổi. Nguy cơ trọn đời ở nữ giới là 3% cao hơn so với nam giới là 0.5% [2]. Điều trị bệnh Basedow hiện nay chủ yếu bằng sử dụng thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp (ATDs), i-ốt phóng xạ (RAI), tuy nhiên phương pháp phẫu thuậtđiều trị triệt căn Basedow vẫn được áp dụng có hiệu quả. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “Mô tả đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật basedow tại Bệnh viện Thống Nhất”.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh Basedow, đặc điểm bệnh nhân
Tài liệu tham khảo
1. Michael B Zimmermann, Kristien Boelaert (2015). Iodine deficiency and thyroid disorders. The Lancet Diabetes & Endocrinology, 3(4): 286-295.
2. Lê Huy Liệu (2003), Bệnh Basedow, Bệnh bướu cổ đơn thuần, Bách khoa thư bệnh học tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Hà Ngọc Hưng (2013), Đánh giá kết quả phẫu thuật Basedow tại khoa tai mũi họng bệnh viện Bạch Mai từ 2018 đến 2013, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
4. C. Cipolla, G. Graceffa, S. et al Calamia (2019). The value of total thyroidectomy as the definitive treatment for Graves’ disease: A single centre experience of 594 cases. Journal of clinical & translational endocrinology, 16(100183).
5. Hoàng Thị Thủy Tiên, Nguyễn Thị Kim Oanh (2020). Đặc điểm bướu giáp cường giáp trẻ em. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, 42: 94-99.
6. Barbuscia. M., Querci. A., Tonante. A. et al (2015). Total thyroidectomy in Basedow-Graves’ disease treatment: our experience. Il Giornale di chirurgia, 36(3): 117.
7. Candela G, Varriale S (2007). Surgical treatment of Basedow’s disease: our experience with 424 operations. Chir Ital, 59(5): 707-711.
8. Lê Tấn Phát, Trương Quang Huy, Đoàn Quốc Hưng (2018). Chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp điều trị bệnh basedow tại bệnh viện nội tiết trung ương. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 19: 9-16.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com