Đặc điểm dẫn truyền cảm giác và mối liên quan với mức độ đau trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay

Đặc điểm dẫn truyền cảm giác và mối liên quan với mức độ đau trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay

Đặc điểm dẫn truyền cảm giác và mối liên quan với mức độ đau trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay.Hội chứng ống cổ tay (carpal turnel syndrome) là một trong những bệnh lý thần kinh do chèn ép thường gặp nhất ở chi trên, chiếm 90% bệnh lý thần kinh do chèn ép. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa bị chèn ép trongđường hầm ống cổ tay. Triệu chứng kinh điển gồm đau về đêm kèm tê bìvùng chi phối của thần kinh giữa ở bàn tay. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay là các khảo sát về dẫn truyền thần kinh [1].
Hậu quả của việc chèn ép thần kinh giữa là gây đau, tê, giảm hoặc mấtcảm giác vùng da được chi phối bởi thần kinh này, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn và ngược lại, nếu để muộn sẽ tổn thương và để lại di chứng kéo dài. Theo thống kê ở Hoa Kỳ, tỷ lệ hiện mắc hàng năm của hội chứng ống cổ tay vào khoảng 5000/100.000 người, năm 2005 có 16.440 trường hợp người lao động phải nghỉ việc do mắc hội chứng ống cổ tay. Chiphí cho điều trị và mất thời gian làm việc, được ước tính khoảng 30.000 đô laMỹ cho mỗi người bệnh [2].
Chẩn đoán điện là phương pháp được sử dụng hữu hiệu trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên, giúp đánh giá dẫn truyền xung thần kinh, khảo sát tổn thương thần kinh ngoại biên như thoái hóa thần kinh dạng hủymyelin, thoái hóa sợi trục. Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, ngoài triệu chứng lâm sàng thì chẩn đoán điện được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoánxác định vị trí, tính chất tổn thương nhằm đánh giá mức độ nghẽn dẫn truyền thần kinh qua đoạn ống cổ tay, từ đó giúp bác sỹ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân [1],[3].
Sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán điện sinh lý thần kinh cơ (electromyography- EMG) làm cho việc chẩn đoán được dễ dàng và chính xác. Tại Việt Nam, những năm gần đây với sự trang bị của máy điện cơ, hội chứng ống cổ tay mới chỉ thật sự được chú ý và khảo sát bằng điện cơ đồ(EMG) nên dữ liệu chưa nhiều. Năm 2004, tác giả Nguyễn Hữu Công và cộng sự [4] đã công bố nghiên cứu “ Khảo sát điện sinh lý thần kinh cơ và lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay”. Sau đó các nghiên cứu về điện sinh lý thần kinh cơ trong hội chứng ống cổ tay của các nhóm tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu, Vũ Anh Nhị (2008) [5] và Nguyễn Thị Bình cùng cộng sự (2016) [6] cũng lần lượt được công bố. Thiết nghĩ rất cần có nhiều khảo sát hơn nữa tại Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu về các giá trị điện sinh lý thần kinh giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời cũng như có thể phổ cập thêm kiến thức về hội chứngống cổ tay. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Xuân Nam, Nguyễn ThịPhương Nga năm 2013 [7] thì đau là triệu chứng lâm sàng chiếm tới gần 75% số bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay, mặc dù vậy, đau là cảm giác chủ quan phụ thuộc vào từng người và thường không xuất hiện sớm. Nhiều bệnh nhân biểu hiện đau ít nhưng đã có thay đổi rõ trên điện thần kinh cơ và ngược lại có bệnh nhân biểu hiện đau nhiều nhưng chưa có thay đổi rõ ràng trên điện thần kinh cơ. Chính vì vậy, để tìm hiểu xem giữa mức độ đau trên lâm sàng với sự thay đổi điện dẫn truyền cảm giác dây thần kinh giữa ở bệnh nhân mắchội chứng ống cổ tay có mối liên quan với nhau hay không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1) Mô tả đặc điểm dẫn truyền cảm giác ở dây thần kinh giữa trên bệnh
nhân mắc hội chứng ống cổ tay.
2) Đánh giá mối tương quan giữa mức độ đau bằng thang điểm VAS(Visual Analogue Scale) với đặc điểm dẫn truyền cảm giác ở dây thần kinh giữa trên bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment