Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Việt Nam, 2009-2011

Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Việt Nam, 2009-2011

Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Việt Nam, 2009-2011
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương, Hoàng Văn Tân, Nguyễn Trần Hiển
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả các ca tử vong do bệnh dại nhằm cung cấp thêm bằng chứng và đề xuất giải pháp chủ động dự phòng bệnh dại. Các ca tử vong được chẩn đoán lâm sàng theo định nghĩa ca bệnh Dại của WHO. Trong số 223 ca hầu hết số chết ở miền Bắc (73,3%), độ tuổi trung bình là 37 tuổi, bệnh dại gặp ở mọi nhóm tuổi nhưng nhóm >50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 61% là nam. Tỷ lệ chết ở dân tộc thiểu số cao hơn so với người Kinh, 85% xảy ra ở vùng nông thôn, 95% có tiền sử phơi nhiễm với chó. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh nhân có vết thương ở đầu, mặt, cổ (37 ngày) ngắn hơn so với các vị trí khác. 4% bệnh nhân được tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại nhưng vẫn bị tử vong. 96% số chết do không đi tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn. 54% số tử vong do chủ quan, 23% bệnh nhân thiếu hiểu biết không tiêm vắc xin phòng dại. Cần thiết của các hoạt động truyền thông trên diện rộng tới các nhóm đối tượng nguy cơ cao và thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó nuôi.

Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Việt Nam, 2009-2011

Leave a Comment