Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội

Luận án Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội. Hen phế quản là bệnh lý mạn tính đường hô hấp phổ biến nhất với các biểu hiện đặc trưng là thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho xuất hiện thành từng đợt, tái phát nhiều lần trong năm và có thể gây tử vong. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Theo ước tính, hiện nay thế giới đang có khoảng 300 triệu người bệnh hen, tỉ lệ mắc bệnh vẫn đang phát triển theo hướng tăng dần, dự kiến với tình trạng đô thị hóa tăng từ 45% lên 59% vào năm 2025 thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa [60].

Tỉ lệ tử vong do hen cũng có chiều hướng gia tăng, theo Chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen (GINA) hiện nay cứ 250 người tử vong thì có 1 tử vong do hen, số năm sống khuyết tật bị mất đi do hen cũng có xu hướng cao hơn trước, ước tính chiếm 1% trên tổng số, điều này phản ánh tình trạng tăng tỉ lệ mắc hen và hen nặng trong cộng đồng dân cư [60].
Trong nhiều thập kỉ qua, những thành tựu khoa học đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh hen và tìm ra các biện pháp chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả. Gần đây, chúng ta hiểu rằng hen là một bệnh lí đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở [61], là hậu quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố chủ quan của người bệnh với các yếu tố môi trường bên ngoài. Mặc dù vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hen và duy trì kiểm soát trong một thời gian dài. Muốn như vậy cần phải xây dựng chiến lược phòng chống hen dựa trên các số liệu điều tra từ các nghiên cứu dịch tễ học [60] nhưng các nghiên cứu trong lĩnh vực này lại gặp rất nhiều khó khăn do còn thiếu tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh [95].

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe.Năm 1993 Nghiên cứu quốc tế về hen và các bệnh dị ứng ở trẻ em viết tắt là ISAAC được thành lập và thống nhất phương pháp điều tra bệnh hen ở trẻ em trong cộng đồng. Theo kết quả điều tra từ các nghiên cứu phỏng vấn bằng mẫu phiếu của ISAAC, tỉ lệ trẻ 13-14 tuổi được chẩn đoán hen dao động từ 1,6% đến 28,2% tùy từng địa điểm nghiên cứu [29].
Tại Việt Nam những nghiên cứu dịch tễ học về hen phế quản ở cộng đồng vẫn còn rất ít. Phải đến năm 2010 chúng ta mới tiến hành điều tra được độ lưu hành hen ở người trưởng thành trên phạm vi cả nước, với tỉ lệ là 4,1% người mắc hen thì nước ta hiện đang có khoảng 4 triệu người bệnh [9]. Cũng theo kết quả của điều tra này, đã có 64,9% người bệnh từng phải đi cấp cứu vì hen nặng [10] và tỉ lệ được dự phòng hen mới chỉ đạt 26,2% [11]. Tình hình kiểm soát hen ở trẻ em nước ta còn báo động hơn vì tới trên 80% trẻ mắc hen dưới 15 tuổi chưa được điều trị dự phòng [11] .
Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ, ở nước ta tỉ lệ được dự phòng hen của trẻ em rất thấp [11] trong khi đó kiến thức về bệnh hen của các bà mẹ lại rất thiếu hụt [5] [21], số liệu điều tra dịch tễ học bệnh hen ở trẻ em vẫn chưa đầy đủ và chúng ta cũng thiếu những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp phòng chống hen cho trẻ em trong cộng đồng. Như vậy việc tiến hành các nghiên cứu về bệnh hen ở trẻ em nhất là các nghiên cứu can thiệp thực sự trở nên cấp thiết, chính vì lí do đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của Hà Nội” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi tại quận Thanh Xuân và Long Biên, Hà Nội năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận nghiên cứu.

Xem thêmNghiên cứu vai trò của Mycoplasma pneumoniae trong hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêng việt
1. Bình Đ. T. T. (2012), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của trẻ bị hen phế quản và một số yếu tổ ảnh hưởng, Luận án thạc sĩ y học, Luận án thạc sĩ y học chuyên ngành nhi khoa, Đại học Y Hà Nội.
2. Bộ Y. t. (2008), Tài liệu kinh tếy tế, Nhà xuất bản Y học,
3. Đoàn P. Q. (2008), “Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây hen”, Dịch tễ học chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hen, Nhà xuất bản Y học, pp. 68-76.
4. Dũng N. T. (2008), “Chẩn đoán và xử trí hen trẻ em”, Dịch tễ học chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hen, Nhà xuất bản Y học, pp. 225-242.
5. Giang Đ. H. (2009), “Kiến thức về bệnh hen của các bà mẹ”, Tạp chí Y học thực hành, 7 (668), pp. 63-65.
6. Giang Đ. H., Dũng N. T. & Anh Đ. Đ. (2011), “Chất lượng cuộc sống của trẻ bị hen tại bệnh viện Bạch Mai và Xanh Pôn, Hà Nội năm 2010¬2011”, Tạp chí Y học dự phòng, XXI (7), pp. 22-27.
7. Giang Đ. H. & Nguyễn Tiến Dũng Đ. Đ. A. (2010), “Tỉ lệ mắc khò khè và
hen ở trẻ 13-14 tuổi tại huyện Thanh Trì, Hà Nội, năm 2010″, Tạp chí Y học dự phòng, tập XX, 8 (116), pp. 64-68.
8. Hải N. T. & Hồng P. T. M. (2009), “Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ 13-14 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2007”, Y học Thành phổ Hồ Chí Minh, 13 (1), pp. 64-68.
9. Hạnh T. T. & Đoàn N. V. (2012), “Một số đặc điểm dịch tễ học của hen
phế quản ở người trưởng thành Việt Nam”, Tạp chí Y học Lâm sàng, 65 pp. 46-50.
10. Hạnh T. T. & Đoàn N. V. (2013), “Tình hình kiểm soát hen phế quản ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Lâm sàng, 70 pp. 64-69.
11. Hạnh T. T. & Đoàn N. V. (2013), “Tình hình sử dụng thuốc và theo dõi điều trị hen phế quản ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Lâm sàng, 70 pp. 70¬74.
12. Hạnh T. T. & Trường N. H. (2012), “Điều tra tỉ lệ tử vong do hen phế quản ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009”, Y học lâm sàng, 65 pp. 35-39.
13. Hoạt L. N. (2010), Thống kê cơ bản trong y sinh học, Nhà xuất bản Y học,
14. Khang L. V. & Đoàn P. Q. (2004), “Đánh giá sự mẫn cảm với dị nguyên
bụi nhà ở người bệnh hen phế quản”, Công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học chuyên ngành dị ứng – miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, pp. 63-71.
15. Mai K. T. N. (2011), Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở học sinh tiểu học – trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên và hiệu quả kiểm soát hen bằng ICS + LABA, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
16. Minh H. V. (2009), Thực hành quản lý, xử lý và phân tích số liệu trong nghiên cứu khoa học y học (Sử dụng phần mềm EPIDATA và STATA), Nhà xuất bản Y học,
17. Quỵ T. (2000), “Hen phế quản”, Bài giảng nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, pp. 308-320.
18. Quỵ T. (2010), Sổ tay hỏi đáp hen phế quản, Nhà xuất bản Y học,
19. Thanh H. C. & Trầm T. V. (2009), “Tỉ lệ khò khè ở học sinh 6-7 tuổi tại tỉnh Tiền Giang năm 2007”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13 (1), pp. 88-93.
20. Thiện D. Đ., Dũng T. V. & sự T. T. O. v. c. (2007), Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu y tế, Nhà xuất bản Y học,
21. Thúy N. T. (2010), Đánh giá kiến thức, thực hành của bố, mẹ bệnh nhi trong điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em, Đại học Y Hà Nội.
22. Tuấn N. Q. (2008), “Tư vấn hen phế quản”, Dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hen, Nhà xuất bản Y học, pp. 312-331.
23. Tuấn P. L. (2004), “Một số kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hen phế quản trẻ em tuổi học đường nội, ngoại thành Hà Nội”, Công trình nghiên cứu khoa học hội nghị khoa học chuyên ngành dị ứng – miên dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, pp. 95-101.
24. Xuân N. T. (2008), Đánh giá mức độ kiểm soát và giá trị theo dõi điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em bằng trắc nghiệm kiểm soát hen (ACT), Đại học Y Hà Nội.
25. Thủ t. c. p. (2012), “Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012-2015”, www.chinhphu.vn Báo điện tử Chính phủ.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment