ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC, VI TRÙNG HỌC Ở TRẺ SƠ SINH SANH NON

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC, VI TRÙNG HỌC Ở TRẺ SƠ SINH SANH NON

 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC, VI TRÙNG HỌC Ở TRẺ SƠ SINH SANH NON BỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT TẠI BV. NHI ĐỒNG I TỪ THÁNG 1-99 ĐẾN1-04

Nguyễn Thanh Liêm, Lâm Thị Mỹ
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, huyết học, vi trùng học ở trẻ sơ sinh sanh non bị NTH 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca, thời gian từ 01/1999 – 1/2004, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. 
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được 204 trường hợp thoả tiêu chí đưa vào. Gồm 69.1% nam và 30.9% nữ. 70 % bệnh nhi đến từ các tỉnh lân cận. Về tuổi thai, nhỏ nhất 24 tuần, cao nhất là 37 tuần. Tuổi thai trung bình là 32 tuần. CNLS trung bình là 1884.5g, nhỏ nhất là 800g, cao nhất là 2500g. Trẻ có CNLS dưới 1500g chiếm 25%. Hầu hết trẻ được sinh thường, tại tuyến y tế TW (74.9%), 14.2% trẻ phát hiện có nguyên nhân sanh non. Biểu hiện lâm sàng rất phong phú và đa dạng, hàng đầu là nhóm triệu chứng hô hấp (88%), tiêu hoá (61%). Cận lâm sàng, chỉ có 19% trường hợp SL bạch cầu hơn 20.000/mm3 hoặc dưới 5.000/mm3. 18% có tiểu cầu dưới 100.000/mm3. 52.2% trường hợp có CRP tăng quá ngưỡng 10mg/L. Hầu hết được bắt đầu điều trị từ cách phối hợp kháng sinh cổ điển như Ampicillin, cefotaxim, Gentamycin (38.7%). 66% phải thay đổi kháng sinh sử dụng. 65.5% do diễn tiến lâm sàng xấu, 34.5% do kết quả cấy máu không phù hợp. Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý diễn tiến nặng chiếm hàng đầu là nhóm triệu chứng hô hấp (51%) và tiêu hoá (37%). Về tác nhân gây bệnh, 61.3% là tác nhân gram âm trong đó hàng đầu là Klebsiella spp (44%), E. coli (19%) chúng hầu như đã kháng hết đối với các kháng sinh ban đầu. Vi trùng gram dương chiếm tỉ lệ thấp hơn, nhưng cao nhất là Staphylococcus coagulase negative (97.3%). Thời gian nằm viện trung bình là 15 ngày, ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 94 ngày. Tỉ lệ tử vong chiếm 17.4%. 
Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy NTH sanh non là một bệnh lý thường gặp.Chẩn đoán sớm chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu cận lâm sàng bất thường về huyết học xuất hiện muộn hơn. Vi trùng gây bệnh đa số là vi trùng Gram âm, có tỉ lệ đề kháng cao với các loại kháng sinh thường sử dụng ban đầu như Ampicillin, Cefotaxim, Gentamycin….

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment