Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam
Luận án tiến sĩ y học Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam.Bệnh bụi phổi silic là một vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp được quan tâm trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc căn bệnh này trong số người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic là từ 20-50%.1’2 Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017 ước tính tỷ lệ mắc bệnh chuẩn hoá theo tuổi trên thế giới (ASIR) là 0,30 trên 100.000 dân.3 Tại Việt Nam, theo kết quả khám, giám định bệnh nghề nghiệp đến năm 2020, có 30.228 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trong đó có 21.407 người lao động mắc bệnh bụi phổi silic, chiếm tỷ lệ 70,8%.4
Bệnh bụi phổi silic phát triển và không hồi phục ở người lao động hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do (SiO2). Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải chính xác tại sao trong cùng một môi trường và cùng thời gian phơi nhiễm, có người mắc bệnh, có người không hoặc mắc bệnh với các mức độ biểu hiện khác nhau. Bên cạnh đó, căn bệnh này chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được.5-9 Việc xác định chính xác tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic trên người lao động, cũng như việc tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic góp phần làm cơ sở để xây dựng chiến lược, chương trình phòng chống căn bệnh này.
Protein TNF-a là cytokine do đại thực bào phế nang tiết ra, đóng vai trò vừa đáp ứng kích thích viêm vừa là yếu tố trực tiếp điều hòa kích thích các nguyên bào sợi và sự collagen hóa mô tổn thương để hình thành tổ chức xơ tại phổi. Protein TNF-a được mã hoá bởi gen TNF-a và nhiều nghiên cứu đã chứng minh các biến thể đơn nucleotide G^A trong vùng promoter của gen TNF-a là một yếu tố làm tăng sản xuất protein TNF-a. Một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa hình đơn gen TNF-a(-308)G^A có liên quan tới sự hình thành và tiến triển của bệnh bụi phổi silic.10,11 Đây là một hướng nghiên cứu mới giúp đánh giá nguy cơ, tiến hành sàng lọc và đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau.
Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh bụi phổi silic nhưng các nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi nhỏ với số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu không nhiều, đặc biệt, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học phân tử bệnh bụi phổi silic. Thực trạng trên đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic đối với người lao động tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu và các yếu tố nào liên quan đến căn bệnh này? Đặc điểm về gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam như thế nào và những điểm điểm về gen TNF-a có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic hay không?
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam” với hai mục tiêu nghiên cứu:
1. Phân tích một sổ đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tổ liên quan của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một sổ tỉnh Việt Nam năm 2019-2020.
2. Phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một sổ tỉnh Việt Nam năm 2019-2020.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về bệnh bụi phổi silic 3
1.1.1. Khái niệm bệnh bụi phổi silic 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh bụi phổi silic 4
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh bụi phổi silic 8
1.1.4. Chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi silic 10
1.1.5. Điều trị và dự phòng bệnh bụi phổi silic 12
1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic 13
1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic 13
1.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành nghề 21
1.2.3. Một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi silic 23
1.3. Đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-a của bệnh bụi phổi Silic 25
1.3.1. Gen hoại tử u TNF-a 25
1.3.2. Tính đa hình thái của gen TNF-a 30
1.3.3 Một số nghiên cứu về gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 36
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 36
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu 38
2.3.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu 41
2.3.4. Công cụ thu thập thông tin 42
2.3.5. Phương pháp thu thập thông tin 43
2.4. Tiêu chuẩn, định nghĩa áp dụng trong nghiên cứu 52
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 52
2.6. Đạo đức nghiên cứu 54
2.7. Sai số và cách khắc phục 55
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi
silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020 57
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57
3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic ở người lao động… 60
3.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic 77
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 77
3.2.2. Đặc điểm gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic 78
Chương 4. BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi
silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020 85
4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic 85
4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic và giới tính của người lao động …. 88
4.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic và tuổi của người lao động 89
4.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic và tuổi nghề 90
4.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo ngành nghề 92
4.1.6. Đặc điểm địa lý, vùng miền 94
4.1.7. Đặc điểm tiền sử hút thuốc và tiền sử bệnh hô hấp 95
4.1.8. Đặc điểm mức độ bệnh dựa theo X-quang và chức năng hô hấp …. 97
4.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic … 100
4.2.1. Đặc điểm về protein TNF-a 101
4.2.2. Đặc điểm kiểu gen và alen tại vị trí locus SNP TNF-a (-308)
103
4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 109
KẾT LUẬN 110
KHUYẾN NGHỊ 111
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại thể bệnh bụi phổi silic 11
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở một số ngành nghề 22
Bảng 2.1. Tổng số người lao động đã điều tra theo từng tỉnh 40
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 57
Bảng 3.3. Tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu 58
Bảng 3.4. Đặc điểm chung về ngành nghề 58
Bảng 3.5. Tiền sử mắc bệnh hô hấp của đối tượng nghiên cứu 59
Bảng 3.6. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo địa lý 61
Bảng 3.7. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo giới tính 62
Bảng 3.8. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo nhóm tuổi 63
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo tuổi nghề 64
Bảng 3.10. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo ngành nghề 65
Bảng 3.11. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo tiền sử hút thuốc 68
Bảng 3.12. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo tiền sử bệnh hô hấp 68
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng mắc bệnh bụi phổi silic theo mức độ bệnh .. 69
Bảng 3.14. Tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp của đối tượng mắc bệnh bụi phổi silic 70
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa địa lý với tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic 71
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic .. 72
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic … 72
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa ngành nghề với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic 73
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi nghề với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic 74
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hút thuốc với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic …. 74
Bảng 3.21. Mối liên quan tiền sử hô hấp với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic … 75Bảng 3.22. Mô hình hồi quy logistic mối liên quan giữa một số đặc điểm
dịch tễ học với tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic 76
Bảng 3.23. Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu 77
Bảng 3.24. Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 77
Bảng 3.25. Đặc điểm về tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu 78
Bảng 3.26. Nồng độ TNF-a trong máu của đối tượng nghiên cứu 79
Bảng 3.27. So sánh giữa nồng độ TNF-a trong máu và phân loại mức độ
bệnh theo X-quang của nhóm đối tượng mắc bệnh 79
Bảng 3.28. Tỷ lệ kiểu gen locus SNP TNF-a (-308) G^A 81
Bảng 3.29. Mối liên quan kiểu gen locus TNF a (-308) G^A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic 83
Bảng 3.30. Mối liên quan alen của locus TNF a (-308) G^A và nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic 84
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo các nghiên cứu 87
Bảng 4.2. Tuổi nghề bệnh bụi phổi silic của một số nghiên cứu 91
Bảng 4.3. Tỷ lệ kiểu gen AG trong một số nghiên cứu trên thế giới 104
Bảng 4.4. Tần suất alen trong một số nghiên cứu 105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tiền sử hút thuốc của đối tượng nghiên cứu 59
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic tại 5 tỉnh Việt Nam 60
Biểu đồ 3.3. Phân bố giới của người mắc bệnh bụi phổi silic 62
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành vật liệu xây dựng và theo các tỉnh… 66
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành khai thác quặng đá và theo các tỉnh .. 66
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành luyện kim và theo các tỉnh 67
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành sản xuất gốm sứ thuỷ tinh và
theo tỉnh 67
Biểu đồ 3.8. Phân bố nồng độ TNF-a của các nhóm đối tượng nghiên cứu … 78
Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC của TNF-a trong chẩn đoán bệnh bụi
phổi silic 80
Biểu đồ 3.10. Đặc điểm alen của locus gen TNF a (-308) G^A 82
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic được chuẩn hoá theo độ tuổi (ASIR)
năm 2017 14
Hình 1.2. Hình ảnh vị trí gen TNF-a trên nhiễm sắc thể số 6 26
Hình 1.3. Cơ chế phân tử của TNF-a 28
Hình 1.4. Hình ảnh minh họa SNP 31
Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu 37
Hình 3.1. Phân tích tổng hợp về mối liên quan đến kiểu gen AG+AA và
kiểu GG với nguy cơ bệnh bụi phổi silic 83
Hình 3.2. Phân tích tổng hợp về mối liên quan đến kiểu alen A và alen G
với nguy cơ bệnh bụi phổi silic 84
Nguồn: https://luanvanyhoc.com