ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỆ ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO NGÓN CHÂN I-II TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỆ ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO NGÓN CHÂN I-II TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỆ ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO NGÓN CHÂN I-II TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT TRƯỞNG THÀNH
Nguyễn Trọng Nghĩa1, Trần Ngọc Anh1, Lê Văn Đoàn2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm giải phẫu của động mạch (ĐM) nuôi ngón chân I-II trên xác người Việt trưởng thành bình thường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang trên 50 bàn chân của 25 xác người Việt trưởng thành được bảo quản tại Bộ môn giải phẫu, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, từ tháng 6/2018 – 6/2021. Kết quả và kết luận: ĐM mu chân và ĐM mu đốt bàn chân I có tần suất xuất hiện, đường đi không hằng định.
ĐM mu chân có nguyên ủy chủ yếu từ ĐM chày trước (49/50) chiếm 98%, không xuất hiện (01/50) chiếm 2%; đường kính trung bình là 3,74 ± 0,69 mm; chiều dài trung bình 7,61 ± 1,16 cm. ĐM mu đốt bàn chân I có nguyên ủy từ ĐM mu chân (48/50) chiếm 96%, từ ĐM gan chân sâu (01/50) chiếm 2%, từ cung ĐM gan chân (01/50) chiếm 2%; kích thước đường kính nguyên ủy và đường kính tận lần lượt: 1,84 ± 0,36 mm và 1,54 ± 0,35 mm.

Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất hệ vận động của cơ thể, giúp con người cầm nắm, thực hiện được nhiều thao tác tinh vi, phức tạp, đặc biệt ngón tay cái chiếm 50% chức phận của bàn tay [1]. Khi bị mất đi ngón cái không chỉ gây khó khăn trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần. Phục hồi giải phẫu, chức năng ngón tay cái luôn được đặt ra trong điều trị di chứng tổn thương mất ngón do chấn thương cũng như dị tật bẩm sinh. Hiện nay, nhiều phương pháp phục hồi ngón tay cái và các ngón tay dài, trong đó chuyển ngón chân là một phương pháp phục hồi hiện đại theo các nguyên lý chuyển vạt và các kỹ thuật vi phẫu.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment