ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT TIM BẨM SINH PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT TIM BẨM SINH PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT TIM BẨM SINH PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Võ Phan Thảo Trang1, Phạm Diệp Thùy Dương2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Tật tim bẩm sinh (TBS) phụ thuộc ống động mạch (OĐM) cần được can thiệp thông tim hay phẫu thuật ngay trong giai đoạn sơ sinh. Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhóm bệnh lý này; nhưng chúng tôi chỉ tìm thấy 2 báo cáo về kết quả điều trị sau đặt stent OĐM, và chưa tìm thấy báo cáo nào về các liệu pháp khác.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tật TBS phụ thuộc OĐM tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Đối tượng – Phương pháp: Mô tả tiến cứu 78 trường hợp TBS phụ thuộc OĐM được điều trị từ 01/05/2019 – 29/02/2020.

Kết quả: 70% trẻ được sử dụng PGE1 để mở OĐM với 98% có hiệu quả ở liều thấp, khởi đầu 9,5 ± 6,0 ng/kg/ph và duy trì 6,8 ± 5,3 ng/kg/ph. Có 77% trẻ được can thiệp thông tim với 95% thành công ban đầu, và chỉ 6,4% trẻ được phẫu thuật với tỷ lệ thành công là 40%. Tỷ lệ tử vong là 27%.

Kết luận: Có thể sử dụng PGE1 để mở và duy trì OĐM với liều khởi đầu và duy trì thấp. Phẫu thuật TBS sơ sinh cần được phát triển đồng bộ để cải thiện tiên lượng cho trẻ có tật TBS phụ thuộc OĐM.

Tim bẩm sinh (TBS) phụ thuộc ống động mạch (OĐM) là tật TBS nặng cần được can thiệp thông tim hay phẫu thuật trong giai đoạn sơ sinh(1). Đây là tật TBS thường có biểu hiện lâm sàng trong tuần tuổi đầu tiên với bệnh cảnh tím, suy hô hấp hay sốc tim; và bệnh cảnh sốc do nguyên nhân tim mạch đôi khi còn được chẩn đoán nhầm(2). TBS phụ thuộc OĐM được chia làm hai nhóm: nhóm tuần hoàn phổi (THP) phụ thuộc OĐM và tuần hoàn hệ thống (THHT) phụ thuộc OĐM(2). Việc can thiệp điều trị nhằm mở và duy trì OĐM với Prostaglandin E (PGE) giúp ổn định huyết động tạm thời trong khi chờ thực hiện các can thiệp khác, như thông tim hay phẫu thuật sửa chữa(2). PGE1 đã được FDA công nhận từ năm 1981(2), nhưng ở Việt Nam, PGE1 chỉ được sử dụng nhiều ở bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 từ năm 2012.

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẬT TIM BẨM SINH PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Leave a Comment