Đặc điểm hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đặc điểm hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Luận văn Đặc điểm hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế có khoảng 1,67 triệu trường hợp mới mắc năm 2012 (chiếm 25% tổng số bệnh ung thư). Tại Việt Nam, theo thống kê giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc ung thư vú các tỉnh phía Bắc là 19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ và ở các tỉnh phía Nam là 16,3/100.000 đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ tử cung [1], [2], [3].

Điều trị ung thư vú là điều trị đa mô thức, có sự phối hợp điển hình giữa phương pháp điều trị tại chỗ (phẫu thuật, xạ trị) và toàn thân (hóa trị, nội tiết, miễn dịch).Phẫu thuật là phương pháp điều trị căn bản trong ung thư vú. Trước đây với quan điểm ung thư vú là bệnh tiến triển tại chỗ và tại vùng nên phương pháp phẫu thuật rộng rãi được áp dụng phổ biến (ví dụ phẫu thuật Halsted). Gần đây các nghiên cứu đã chứng minh ung thư vú là một bệnh có tính chất toàn thân. Vì vậy các phương pháp điều trị toàn thân được áp dụng rộng rãi, bổ trợ cho phẫu thuật ở các giai đoạn sớm và điều trị triệu chứng cho các giai đoạn muộn [1], [4].
Ung thư vú là loại ung thư đáp ứng điều trị với nhiều tác nhân hóa chất. Các phác đồ hóa trị thường được áp dụng trong điều trị ung thư vú hiện nay như: phác đồ TAC, TC, AC, AT, 4AC-4T, FAC , FEC, CMF, EC… Hầu hết các phác đồ cơ bản được sử dụng cho bệnh nhân ung thư vú cóAnthracycline và/hoặc Taxane là các chất gây độc tế bào, làm suy giảm hệ thống tạo máu và nghiêm trọng nhất là hạ bạch cầu – môt cơ chế bảo vệ cơ thể [5], [6]. Nguy cơ xảy ra biến chứng giảm bạch cầu không những phụ thuộc vào bệnh nhân (tuổi, thể trạng bệnh nhân trước điều trị, dinh dưỡng, bệnh phối hợp…), vào bản thân bệnh (giai đoạn, mức độ đáp ứng điều trị…) mà còn phụ thuộc vào chế độ điều trị (phác đồ, liều lượng, chu kỳ hóa trị, dự phòng hạ bạch cầu…) [5], [7]. Hạ bạch cầu trong quá trình điều trị hóa chất làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, trì hoãn liệu trình điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, làm giảm liều điều trị, từ đó ảnh hưởng đến kết quả điều trị [4], [8].
Việc đánh giá đúng mức độ hạ bạch cầu, các đặc điểm và các yếu tố liên quan đến hạ bạch cầu ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất đóng vai trò quan trọng dự đoán các đối tượng có nguy cơ hạ bạch cầu giúp việc điều trị có hiệu quả hơn. Ở Việt Nam các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô tả mức độ hạ bạch cầu theo các phác đồ điều trị, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về các đặc điểm cũng như các yếu tố liên quan đến hạ bạch cầu ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.” với các mục tiêu:
1.    Mô tả một số đặc điểm của hạ bạch cầu ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất.
2.    Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hạ bạch cầu ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất. 
KIÉN NGHỊ
–    Nên sử dụng thuốc kích bạch cầu dự phòng ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao như tuổi cao, sử dụng phác đồ phối hợp Taxan và Anthracyclin, dùng hóa chất liều cao….
–    Đối với những bệnh nhân hạ bạch cầu nặng nên được sử dụng kháng sinh dự phòng biến chứng nhiễm trùng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặc điểm hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội
1.    Nguyễn Bá Đức (2004).Bệnh ung thư vú, Nhà xuất bản Y học, 46 -69.
2.    Nguyễn Văn Hiếu (2015). Ung thư học, Nhà xuất bản Y học, 263-284
3.    Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (2004). Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư ở 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003,Tạp chíy học thực hành,469, 1- 7.
4.    Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010). Điều trị nội khoa bệnh ung thư, Nhà xuất bản y học, 455-458.
5.    Crawford J, Dale D.C, và Lyman G.H (2004). Chemotherapy-induced neutropenia: Risks, consequences, and new directions for its management. Cancer, 100(2), 228-237.
6.    Rader M, Breyer W, Luedke S và cộng sự (2010). Low rate of neutropenia and related events in patients with breast cancer receiving pegfilgrastim from the first cycle of chemotherapy in community practices. Community Oncol, 7(6), 273-280.
7.    Fontanella C, Bolzonello S, Lederer B và cộng sự (2014). Management of Breast Cancer Patients with Chemotherapy-Induced Neutropenia or Febrile Neutropenia. Breast Care, 9(4), 239-245.
8.    Sue Mayor (2010), Neutropenia in cancer patients: risk factors andmanagement, Cancer world (2010), 15-22.
9.    Globocan 2012 Estimated Breast Cancer Incidence Worldwide in 2012. <http://globocan.iarc.fr/old/FactSheets/cancers/breast-new.asp>.
10.    Nguyễn Nhật Tân (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật Patey trong điều trị ung thư vú giai đoạn I, II, IIIa tại bệnh viện K Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
11.    Sobin L.H, Gospodarowicz M.K, và Wittekind C (2011), TNM Classification of Malignant Tumours, John Wiley & Sons.
12.    Edge S.B. và Compton C.C. (2010). The American Joint Committee on Cancer: the 7th Edition of the AJCC Cancer Staging Manual and the Future of TNM. Ann Surg Oncol, 17(6), 1471-1474.
13.    Nguyễn Bá Đức (2000), Hóa chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, 228-317.
14.    Lê Thanh Đức (2014), Nghiên cứu hiệu quả hóa trị bổ trợ trước phau thuật phác đồ AP trong ung thư vú giai đoạn III, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
15.    Chu E, Devita T (2012), Physicians’s Cancer Chemotherapy Drug Manual.
16.    Flowers C.R, Seidenfeld J, Bow E.J và cộng sự (2013). Antimicrobial Prophylaxis and Outpatient Management of Fever and Neutropenia in Adults Treated for Malignancy: American Society of Clinical Oncology Clinical Practice Guideline. J Clin Oncol, 31(6), 794-810.
17.    Schwenkglenks M, Jackisch C, Constenla M và cộng sự (2006). Neutropenic event risk and impaired chemotherapy delivery in six European audits of breast cancer treatment. Support Care Cancer, 14(9), 901-909.
18.    Schimpff S (1986). Empiric antibiotic therapy for granulocytopenic cancer patients. Am JMed, 80(5C), 13-20.
19.    Wang Y, Moss J, Thisted R (1992). Predictors of body surface area. J Clin Anesth, 4(1), 4-10.
20.    ECOG Performance Status. ECOG-ACRIN, <http://ecog- acrin.org/resources/ecog-performance-status>
21.    Oken M.M, Creech R.H, Tormey D.C và cộng sự (1982). Toxicity and response criteria of the Eastern Cooperative Oncology Group.Am J Clin Oncol, 5(6), 649-655.
22.    Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Văn Định, và Trần Văn Thuấn (2000). Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt buồng trứng kết hợp tamoxifen trong điều trị bổ trợ ung thư vú giai đoạn II và III,Tạp chí thong tin Y dược chuyên đề ung thư, 181 – 188.
23.    Nguyễn Triệu Vũ (2003). Tóm tắt hướng dẫn tầm soát ung thư vú năm 2003 của hội ung thư Hoa Kỳ,Tạp chí thời sự Y Dược học, 4-6, 333 – 336.
24.    Smith R.A, Saslow D, Sawyer K.A và cộng sự (2003), American Cancer Society Guidelines for Breast Cancer Screening: Update 2003.CA Cancer J Clin, 53(3), 141-169.
25.    Pfeil A.M, Vulsteke C, Paridaens R và cộng sự (2014). Multivariable regression analysis of febrile neutropenia occurrence in early breast cancer patients receiving chemotherapy assessing patient-related, chemotherapy- related and genetic risk factors.BMC Cancer, 14, 201.
26.    Chan A, Fu W.H, Shih V và cộng sự (2010). Impact of colony-stimulating factors to reduce febrile neutropenic events in breast cancer patients receiving docetaxel plus cyclophosphamide chemotherapy. Support Care Cancer, 19(4), 497-504.
27.    Vogel C.L, Wojtukiewicz M.Z, Carroll R.R và cộng sự (2005). First and subsequent cycle use of pegfilgrastim prevents febrile neutropenia in patients with breast cancer: a multicenter, double-blind, placebo¬controlled phase III study. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 23(6), 1178-1184.
28.    Nguyễn Diệu Linh (2013), Nghiên cứu điều tri ung thư vú giai đoạn II – III bằng hóa chất bổ trợ phác đồ TAC và AC tại bệnh viện K, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
29.    Nguyễn Tiến Qu (2004), Đánh giá kết quả hóa trị liệu cho ung thư vú di căn bằng phác đồ TA và CAF tại bệnh viện K, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
30.    Trần Văn Thuấn (2005), Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ hóa chất phác đồ AC trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II – III với ER dương tính có điều trị nội tiết, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31.    Đỗ Thị Kim Anh (2008), Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ 4AC – 4Paclitaxel trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II – III tại bệnh viện K, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
32.    Rayson D, Lutes S, Sellon M và cộng sự (2012). Incidence of febrile neutropenia during adjuvant chemotherapy for breast cancer: a prospective study. Curr Oncol, 19(3), 216-218.
33.    Dees E.C, O’reilly S, Goodman S.N và cộng sự (2000). A Prospective Pharmacologic Evaluation of Age-Related Toxicity of Adjuvant Chemotherapy in Women with Breast Cancer. Cancer Invest, 18(6), 521-529.
34.    Pettengell R, Schwenkglenks M, Leonard R và cộng sự (2008). Neutropenia occurrence and predictors of reduced chemotherapy delivery: results from the INC-EU prospective observational European neutropenia study. Support Care Cancer Off J Multinatl Assoc Support Care Cancer, 16(11), 1299-1309.
35.    Crawford J, Dale D.C, Kuderer N.M và cộng sự (2008). Risk and timing of neutropenic events in adult cancer patients receiving chemotherapy: the results of a prospective nationwide study of oncology practice. J Natl Compr Cancer Netw JNCCN, 6(2), 109-118.
 MỤC LỤC Đặc điểm hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư vú có điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trang
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ     1
Chương 1- TỔNG QUAN    3
1.1.    Dịch tễ học ung thư vú    3
1.1.1.    Tình hình mắc ung thư vú trên thế giới    3
1.1.2.    Tình hình mắc ung thư vú tại Việt Nam    3
1.2.    Chẩn đoán ung thư vú    4
1.2.1.    Chẩn đoán xác định    4
1.2.2.    Chẩn đoán giai đoạn    5
1.3.    Điều trị ung thư vú    7
1.3.1.    Phẫu thuật    7
1.3.2.    Xạ trị    7
1.3.3.    Các phương pháp toàn thân    8
1.4.    Một số hóa chất sử dụng trong điều trị ung thư vú    9
1.4.1.    Anthracyclin    9
1.4.2.    Taxan    11
1.4.3.    Cyclophosphamid    12
1.4.4.    Fluorouracin    12
1.4.5.    Capecitabine    13
1.4.6.    Carboplatin    13
1.5.    Hạ bạch cầu ở bệnh nhân sử dụng hóa chất    14
1.5.1.    Phân độ hạ bạch cầu    14
1.5.2.    Yếu tố nguy cơ    15
1.5.3.    Triệu chứng lâm sàng hạ bạch cầu    15
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    16
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    16
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    16
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    16
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    16
2.2.2.    Phương pháp thu thập số liệu    16
2.2.3.    Các thông tin cần thu thập    16
2.2.4.    Phương pháp xử lý số liệu    20
2.2.5.    Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu    20
2.2.6.    Đạo đức nghiên cứu    20
Chương 3 – KẾT QUẢ    22
3.1.    Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    22
3.1.1.     Tuổi và nghề nghiệp    21
3.1.2.    Chỉ số toàn trạng theo thang điểm ECOG    23
3.1.3.    Bệnh phối hợp    23
3.1.4.    Giai đoạn bệnh    24
3.1.5.    Mục đích điều trị    24
3.1.6.    Các phác đồ điều trị    25
3.1.7.    Liều điều trị    25
3.2.    Đặc điểm hạ bạch cầu    26
3.2.1.    Tỷ lệ hạ bạch cầu    26
3.2.2.    Triệu chứng lâm sàng    27
3.2.3.    Ngày hạ BC    28
3.2.4.    Dùng thuốc kích bạch cầu    29
3.2.5.    Tỷ lệ hạ Hemoglobin và hạ tiểu cầu    29
3.3.    Hạ bạch cầu và một số yếu tố liên quan    30
3.3.1.     Hạ bạch cầu và tuổi    30
3.3.2.    Hạ bạch cầu và giai đoạn bệnh    30
3.3.3.    Hạ bạch cầu và liều điều trị    30
3.3.4.    Hạ bạch cầu liên quan đến chu kỳ điều trị    31
3.3.5.    Hạ bạch cầu và phác đồ điều trị    32
3.3.6.    Hạ bạch cầu và biến chứng nhiễm trùng    33
Chương 4- BÀN LUẬN    34
4.1.    Đặc điểm của nhóm nghiên cứu    34
4.1.1.    Đặc điểm về bệnh nhân    34
4.1.2.     Đặc điểm về bệnh    35
4.1.3.    Đặc điểm về điều trị    36
4.2.    Đặc điểm hạ bạch cầu    37
4.3.    Các yếu tố liên quan    40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Bảng 1.1. Phân chia giai đoạn ung thư vú    6
Bảng 2.1: Chỉ số toàn trạng theo thang điểm ECOG    17
Bảng 2.2: Phân độ độc tính hạ bạch cầu    19
Bảng 3.1: Phân bố tuổi    22
Bảng 3.2: Nghề nghiệp bệnh nhân    22
Bảng 3.3: Chỉ số toàn trạng    23
Bảng 3.4: Bệnh lý phối hợp    23
Bảng 3.5: Giai đoạn bệnh    24
Bảng 3.6: Mục đích điều trị    24
Bảng 3.7: Các phác đồ hóa chất    25
Bảng 3.8: Liều điều trị    25
Bảng 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân hạ bạch cầu có triệu chứng    27
Bảng 3.10: Tỷ lệ bệnh nhân hạ bạch cầu có triệu chứng theo chu kỳ    27
Bảng 3.11: Ngày xuất hiện hạ bạch cầu    28
Bảng 3.12:Tỷ lệ dùng thuốc kích bạch cầu    29
Bảng 3.13: Số chu kỳ có thiếu máu và hạ tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân
hạ bạch cầu    29
Bảng 3.14: Liên quan giữa hạ bạch cầu và tuổi    30
Bảng 3.15: Liên quan giữa hạ bạch cầu và liều điều trị    30
Bảng 3.16: Liên quan giữa hạ bạch cầu và chu kỳ điều trị    31
Bảng 3.17: Liên quan giữa hạ bạch cầu và phác đồ điều trị    32
Bảng 3.18:Liên quan hạ bạch cầu và biến chứng nhiễm trùng    33
Bảng 3.19:Liên quan giữa mức độ hạ bạch cầu và biến chứng nhiễm trùng…. 33
Biểu đồ 3.1:    Tỷ lệ bệnh nhân hạ bạch cầu    26
Biểu đồ 3.2:    Tỷ lệ chu kỳ hạ bạch cầu    26
Biểu đồ 3.3:    Tỷ lệ hạ bạch cầu theo chu kỳ điều trị    31
Biểu đồ 3.4:    Tỷ lệ hạ bạch cầu theo phác đồ từng chu kỳ    32
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1:    Tỷ lệ măc ung thư ở các vùng trên thế giới    3
Hình 1.2:    Công thức    hóa học của Doxorubicin và Epirubicin    10
Hình 1.3:    Công thức    hóa học của Paclitaxel và Docetaxel    11
Hình 1.4:    Công thức    hóa học của Cyclophosphamid và 5-FU    12

Leave a Comment