Đặc điểm khẩu phần ăn của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020-2021
Đặc điểm khẩu phần ăn của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2020-2021
Nguyễn Thanh Hà, Phạm Thị Mai Ngọc, Chu Hải Đăng, Đỗ Mạnh Cầm, Vũ Văn Thành1, Đỗ Nam Khánh
1 Bệnh viện Phổi trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới do tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân COPD có thể bị giảm cân không mong muốn, giảm khẩu phần ăn dẫn đến suy dinh dưỡng nặng, suy kiệt, ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một chế độ ăn uống cân bằng có lợi cho tất cả bệnh nhân COPD. Nghiên cứu đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Bệnh phổi mạn tính Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 người bệnh được thu thập bằng cách chọn mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy, năng lượng khẩu phần trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 1336,3 ± 477,5 Kcal, tương đương 29,2 kcal/kg thể trọng mỗi ngày. Lượng glucid, protein, lipid trung bình lần lượt là 190,7 ± 66,7g, 56,8 ± 22,5g, 38,2 ± 28,9g đạt lần lượt 100%, 71,9% và 72,1% so với (nhu cầu khuyến nghị) NCKN trung bình. Phần lớn người bệnh có khẩu phần ăn không đáp ứng NCKN về hàm lượng đa chất và vi chất dinh dưỡng. Đa số người bệnh có thói quen ăn nhiều hơn 3 bữa một ngày (83,96%); 44,34% người bệnh có chế độ ăn ít hơn so với mọi khi, chỉ có 14,15% người bệnh ăn đang trong chế độ ăn kiêng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một căn bệnh phổ biến, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới,¹ đến năm 2030, số ca tử vong do COPD sẽ đứng thứ ba trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí vào loại cao nhất trên thế giới và có tỉ lệ hút thuốc lá, thuốc lào phổ biến vào hàng thứ 2 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.² Số ca mắc COPD tại nước ta vào năm 2010 ước tính khoảng 385 triệu và có đến khoảng 3 triệu ca tử vong mỗi năm.³ COPD trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới do tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao.Các triệu chứng phổ biến của COPD bao gồm khó thở dai dẳng và tăng hoạt động thể chất khi nghỉ ngơi và ho dai dẳng mãn tính với lượng đờm tăng.4,5 Một lượng lớn năng lượng mất đi do các hoạt động thở gắng sức có thể khiến người bị COPD sụt cân không cần thiết, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và kiệt sức trầm trọng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.