ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH SỞI Ở TRẺ EM TP HỒ CHÍ MINH SAU KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH SỞI Ở TRẺ EM TP HỒ CHÍ MINH SAU KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH SỞI Ở TRẺ EM TP HỒ CHÍ MINH SAU KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG 

Phạm Thị Thu Hà*, Đỗ Văn Dũng**, Lê Thị Kim Ánh* 
TÓM TẮT 
Đây là một nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng của bệnh sởi ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên 20 năm. Nghiên cứu ghi nhận các đặc điểm dân số, kinh tế xã hội và lâm sàng của 67 trẻ em dưới 15 tuổi được nhập viện Bệnh viện 
Bệnh Nhiệt Đới năm 2002 với chẩn đoán mắc sởi trên lâm sàng. Có 64/64 trẻ được xác minh mắc sởi với xét nghiệm Mac-Elisa. Tỉ lệ tiêm chủng sởi theo lờikhai là 55,2% và được xác minh có tiêm chủng là 26,9%. Tuổi mắc sởi trung bình là 6,8 tuổi. Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 4 ngày với sốt, viêm kết mạc mắt, ho, chảy nước mũi. Sau đó trẻ phát ban và phát ban kéo dài trung bình 3,2 ngày. Vào ngày thứ 3 sau phát ban trẻ thường giảm sốt. Tuy nhiên tỉ lệ biến chứng lên đến 47,8% trong đó chủ yếu là viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy. Có một trường hợp tử vong do sởi. Kết quả này gợiý các bác sĩ lâm sàng cần nghĩ đến chẩn đoán sởi khi có triệu chứng lâm sàng gợi ý và nhận thức rằng sởi có thể xảy ra ở trẻ đã tiêm chủng và lứa tuổi lớn hơn

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment