TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ (ESWL) SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN TRÊN: KINH NGHIỆM QUA 110 TRƯỜNG HỢP

TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ (ESWL) SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN TRÊN: KINH NGHIỆM QUA 110 TRƯỜNG HỢP

 TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ (ESWL) SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN TRÊN: KINH NGHIỆM QUA 110 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN (11/ 2000 

ĐẾN 10/ 2001) 
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng 1- Vũ Lê Chuyên 2- Phan Thanh Hải 3- Nguyễn Tiến Đệ 
4Nguyễn Thành Tâm 5- Nguyễn Tuấn Vinh 6- Lê Văn Hiếu Nhân – Võ Thị Cẩm Hạnh 
TÓM LƯỢC 
Mục tiêu:Trong thờ i gian mộ t nă m từ đầ u thá ng 11/ 2000 đế n cuố i thá ng 10 / 2001 tạ i Khoa-Bộ mô n Niệ u bệnh viện Bình Dân, sử dụng máy tán sỏi ngoài cơ thểSonolith 3000 hợp tác với Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Hồ Chí Minh (Medic), chúng tôi đã tiến hành tán sỏi cho 110 trường hợp sạn niệu quản đoạn trên chọn lọc cho 110 bệnh nhân với kết quảkhá khả quan. Bà i nghiê n cứ u nà y nhằ m bướ c đầ u tổ ng kế t kế t quả của 110 trường hợp này. 
Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: trong thời gian trên chúng tôi đã tán sỏi niệu quản đoạn trên cho 110 bệnh nhân (110 viên sỏi) với tiêu chuẩn kích thước sỏi từ 5-20mm, sỏi một bên, vị trí từ khúc nối đến ngang mỏm ngang L5, chức năng thận còn bảo tồn trên UIV. Cách thức tán là tán tại chỗ (in situ) và không làm thủ thuật nội soi trước tán. Theo dõi bệnh nhân định kỳ sau tán đến 3 tháng bằng siêu âm, phim KUB. 
Kết quả:Có 64 trường hợp (58,2%) sỏi bên trái và 46 trường hợp (41,8%) sỏi bên phải. Sỏi khúc nối bể thận niệu quản có 44 trường hợp (40%), đoạn L3-L4 có 62 trường hợp (56,4%) và đoạn L4-L5 có 4 trường hợ p (3,6%). Kích thước sỏi chọn lọc từ 5-20mm, trung bình 9,95mm. Có 43 trường hợ p (39,1%) kích thước sỏi từ 5 – <10mm, 44 trường hợp (40%) sỏi =10 – 15mm, và 23 trường hợp (20,9%) sỏi = 15mm. Hai mươi chín trường 
hợp (26,4%) sỏi cản quang mạnh, 78 trường hợp (70,9%) sỏi cản quang trung bình và 3 trường hợp (2,7%) sỏi cản quang kém. Trong tất cả các trường hợp chức năng thận bên có sỏi còn bảo tồn trên phim niệu ký nội tĩnhmạch (UIV) với 26 trường hợp (23,6%) thận ứ nước nhẹ, 50 trường hợp (45,5%) thận ứ nước trung bình và 34 trường hợp (30,9%) thận ứ nước nặng. Trong hầu hết các trường hợp (107 trường hợp – 97,3%) chúng tôi tán sỏi in situ không làm thủ thuật trước tán, chỉ có 3 trường hợp (2,7%) có làm thủ thuật trước tán trong đó có 1 trường hợp “flush” sỏi lên thận và 2 trường hợp đặt thông JJ vượt qua sỏi. Kết quả điều trị như sau: 67 bệnh nhân (60,9%) được tán một lần, 19 bệnh nhân (17,3%) phải tán hai lần, 18 bệnh nhân (16,4%) tán ba lần, 5 bệnh nhân (4,5%) tán 4 lần, 1 bệnh nhân (0,9%) tán 5 lần. Số lần tán trung bình là 1,67 lần / bệnh nhân. Số sốc tán trung bình cho mỗi viên sạn là 4284 cú. Kết quả theo dõi sau ba tháng có 64 bệnh nhân (58,2%) kết quả tốt, 24 bệnh nhân (21,8%) kết quả khá với tỉ lệ bệnh nhân “stone-free” chung là 80%. Chỉ có 5 trường hợp (4,5%) phải làm thủ thuật sau tán (kết quả trung bình)và 17 bệnh nhân (15,5%) thất bại do sỏi không bể. 
Kết luận: Kết quả này – so sánh với kết quả của các tác giả ngoại quốc– là tốt đối với chúng tôi trong bước đường cố gắng áp dụng các kỹ thuật mới ít xâm lấn trong chiến lược điều trị bệnh sỏi niệu vốn rất phổ biến ở người Việt nam. 
Kết quả này của chúng tôi còn nói lên tán sỏi ngoài cơ thể đối với sỏi niệu quản đoạn trên – trong những chỉ định cụ thể – có thể tán sỏi in situ và không cần phải làm thủ thuật nội soi trước tán

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment