Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng Spectinomycin

Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng Spectinomycin

LUẬN VĂN Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng Spectinomycin

Bệnh lậu có căn nguyên gây bệnh là do song cầu khuẩn gram âm có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae gây nên. Là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) hay gặp ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Theo ước tính của WHO hàng năm có 448 triệu bệnh nhân mắc mới các bệnh LTQĐTD và 88 triệu ca mắc bệnh lậu mỗi năm [1]. Ở Việt Nam theo ước tính của Bệnh viện Da liễu Trung Ương  hàng năm có khoảng 300.000 người mắc bệnh LTQĐTD, trong đó bệnh lậu chiếm 21,7% [2]. Nhưng trên thực tế con số này có thể còn lớn hơn nhiều nữa. Do nhiều nguyên nhân mà phần lớn bệnh nhân tự tìm đến các phòng khám tư nhân không chuyên khoa, hoặc tự mua thuốc uống. Điều này không những gây khó khăn cho việc quản lý bệnh mà còn làm gia tăng sự lan rộng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Viêm niệu đạo do lậu là bệnh cấp tính. Ở nam giới bệnh rất rầm rộ, xuất hiện sau quan hệ tình dục từ 2-5 ngày với biểu hiện  như  tiểu buốt, rắt thậm chí rất đau khiến bệnh nhân sợ đi tiểu; chảy mủ miệng sáo. Ở nữ giới bệnh thường kín đáo, khó phát hiện nên bệnh nhân không điều trị gây ra nhiều hậu quả nặng nề như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm tiểu khung… có thể dẫn đến vô sinh.
Điều trị bệnh lậu tương đối đơn giản nhanh chóng, chủ yếu bằng kháng sinh. Bệnh được điều trị đúng phác đồ sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì.Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng phác đồ thì VNĐ do lậu gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân [2], [3]. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị các bệnh LTQĐTD kháng sinh được dùng để điều trị bệnh viêm niệu đạo do lậu gồm Cefixim, Spectinomycin, Ceftriaxone. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới đã có vài báo cáo các trường hợp vi khuẩn lậu kháng lại cephalosporin thế hệ 3 [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13]. Trong khi đó, Spectinomycin là kháng sinh trước đây từng sử dụng, hiệu quả điều trị cao và theo nghiên cứu đánh giá tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu thì hiện nay chưa có kháng [11], [14], [15]. Thực tế hiện nay các bác sỹ lâm sàng ít sử dụng kháng sinh này trong điều trị VNĐ do lậu. Ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu của Spectinomycin trên lâm sàng.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng Spectinomycin
Với mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của viêm niệu đạo do lậu ở bệnh nhân nam giới tại bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016.
2.Đánh giá kết quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng Spectinomycin liều duy nhất. 

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN3
1.1. Bệnh lậu3
1.1.1 Lịch sử bệnh lậu3
1.1.2 Dịch tễ bệnh lậu4
1.1.3. Lâm sàng bệnh lậu 6
1.2. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lậu 10
1.3 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu11
1.3.1  Trên thế giới11
1.3.2 Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu ở Việt Nam13
1.4 Kháng sinh Spectinomycin và Cefixim14
1.4.1 Spectinomycin14
1.4.2 Cefixim17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU19
2.1 Đối tượng nghiên cứu19
2.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán VNĐ do lậu19
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân19
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân20
2.2  Phương pháp nghiên cứu20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu20
2.2.2 Mẫu nghiên cứu20
2.2.3 Vật liệu nghiên cứu21
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin21
2.2.5 Các bước tiến hành21
2.2.6 Xử lý số liệu25
2.2.7 Địa điểm và thời gian nghiên cứu25
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu25
2.2.9. Hạn chế của đề tài:26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU27
3.1 Tình hình VNĐ do lậu và đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan của bệnh27
3.1.1 Tình hình VNĐ do lậu trong tổng số bệnh HCTDNĐ27
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan28
3.2 Đánh giá kết quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng ở người lớn bằng tiêm Spectinomycin LDN.39
3.2.1 So sánh 1 số đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan ở 2 nhóm trước điều trị39
3.2.2 So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm42
3.2.3 So sánh tác dụng phụ của 2 thuốc:44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN45
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA VNĐ DO LẬU TẠI KHOA KHÁM BỆNH BV DA LIỄU TRUNG ƯƠNG45
4.1.1. Tỷ lệ bị bệnh viêm niệu đạo do lậu trong bệnh nhân TDNĐ45
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian46
4.1.3. Phân bố bệnh theo tuổi47
4.1.4.  Nghề nghiệp và trình độ học vấn48
4.1.5. Tình trạng hôn nhân và số bạn tình49
4.1.6.  Số lần mắc bệnh và hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế50
4.1.7.  Nguồn lây, đường lây, hành vi  sử dụng bao cao su và sử dụng rượu trước khi quan hệ tình dục51
4.1.8. Đặc điểm lâm sàng54
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VNĐ DO LẬU BẰNG TIÊM SPECTINOMYCIN 2G LIỀU DUY NHẤT56
4.2.1 Đặc điểm của 2 nhóm trước điều trị56
4.2.2 So sánh hiệu quả điều trị của Spectinomycin với Cefixim57
KẾT LUẬN62
KIẾN NGHỊ64
TÀI LIệU THAM KHảO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình bệnh lậu từ 2006 đến 20105
Bảng 3.1: Tỉ lệ VNĐ do lậu trên tổng số bệnh nhân HCTDNĐ27
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi 28
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 29
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn 30
Bảng 3.5: Phân bố theo tình trạng hôn nhân 31
Bảng 3.6. Số bạn tình của bệnh nhân 31
Bảng 3.7: Tiền sử mắc bệnh lậu 32
Bảng 3.8: Hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh 32
Bảng 3.9: Phân bố bệnh nhân theo nguồn lây 33
Bảng 3.10 Phân bố bệnh nhân theo đường quan hệ tình dục 33
Bảng 3.11 Hành vi sử dụng BCS trước khi quan hệ 34
Bảng 3.12 Liên quan giữa uống rượu và sử dụng BCS  trước khi quan hệ tình dục34
Bảng 3.13 Liên quan giữa đường quan hệ tình dục và sử dụng BCS 35
Bảng 3.14 Thời gian ủ bệnh 36
Bảng 3.15. Thời gian bị bệnh 36
Bảng 3.16 Triệu chứng cơ năng 37
Bảng 3.17 Tính chất dịch tiết 38
Bảng 3.18: So sánh tuổi của 2 nhóm39
Bảng 3.19: So sánh thời gian mắc bệnh của 2 nhóm (n=40)40
Bảng 3.20: So sánh tiền sử điều trị40
Bảng 3.21: So sánh đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm41
Bảng 3.22  So sánh tính chất dịch niệu đạo41
Bảng 3.23: Kết quả sau 3 ngày điều trị về triệu chứng lâm sàng42
Bảng 3.24: Kết quả sau 5 ngày điều trị về triệu chứng lâm sàng43
Bảng 3.25: Kết quả xét nghiệm nhuộm soi dịch niệu đạo sau 7 ngày43
Bảng 3.26: Tác dụng phụ của thuốc44
 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố BN theo thời gian 28
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp30
Biểu đồ 3.3. Thời gian bị bệnh37
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment