Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Hoang Ngoc Anh, Dang Thi Thuy Ha, Luong Thi Nghiem
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi bị tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 400 bệnh nhi được chẩn đoán tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019.
Kết quả: 63,7% trẻ có nôn, trong đó 59,2% nôn 5-10 lần/ngày. 55,7% có sốt nhẹ. 20,7% có mất nước. 76,7% phân vàng và 77,3% phân không có mùi tanh. Đa số trẻ có bạch cầu, hematocrit tăng. 55,1% trẻ có Escherichia coli trong phân.
Kết luận: Tỷ lệ trẻ <6 tháng tuổi có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn nhóm trẻ khác, trẻ có triệu chứng đi ngoài phân lỏng và nôn, hầu hết trẻ mắc tiêu chảy có lượng hồng cầu bình thường.
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, tỷ lệ mắc và nguy cơ tử vong khá cao. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 2,5 tỷ đợt tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ <5 tuổi, dẫn tới tử vong 1,5 triệu trẻ em. Tình hình trên ở các nước đang phát triển còn trầm trọng hơn với khoảng 500 triệu trẻ <5 tuổi mắc ít nhất một đợt tiêu chảy và có 4 triệu trẻ em <5 tuổi hằng năm chết vì bệnh [1]. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tỷ lệ bệnh cao nhất cả nước hằng năm có 5 triệu lượt tiêu chảy được phát hiện ở trẻ <5 tuổi, nguyên nhân có thể do khí hập, tập quán sinh sống cũng như dân trí chưa cao.
Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này tại khu vực miền bắc. Vì vậy, để hiểu thêm về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng phục vụ tốt cho quá trình điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi bị tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019”
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Trung ương