ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU Ở TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU Ở TRẺ EM
TÓM TẮT
Mục đích:mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủnội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ởtrẻ em. Đối tượng và phương pháp:nghiên cứu mô tảtiến cứu không có nhóm chứng trên 30 bệnh nhân trẻ em < 16 tuổi, được điều trị viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả:tuổi trung bình 8,03 ± 3,99, nhiều nhất ởnhóm 6 – 10 tuổi. Nguyên nhân gây chấn thương chủyếu do tác nhân thực vật (n = 11) và tác nhân kim loại (n = 11). 27 mắt (90%) có vết thương xuyên giác mạc, chủyếu là vết thương < 5 mm (n = 24). 25 mắt (83,3%) đục dịch kính độ5. Trên siêu âm, 28 mắt (93,3%) vẩn đục dịch kính dày đặc thành đám, 1 mắt (3,3%) có dấu hiệu dày lên của hắc mạc. Hoại tử
võng mạc thường dưới một góc phần tư(n = 26). 16 mắt (53,3%) có áp xe hắc võng mạc trên một góc phần tư. 6 mắt có bong võng mạc. Xét nghiệm vi sinh trực tiếp dương tính gặp 93,3% (n = 29), 63,3% vi khuẩn Gram (+). Trực khuẩn là tác nhân gây bệnh thường gặp (n = 20). Bệnh phẩm dịch kính có tỷlệxét nghiệm vi sinh dương tính cao hơn thủy dịch (p = 0,002). Kết quảnuôi cấy dương tính rất thấp (n = 1), phân lập được phếcầu. Kết luận:viêm mủnội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em thường gặp ở độtuổi 6 – 10, chủyếu do vật sắc nhọn kim loại và thực vật gây ra. Tỷlệnuôi cấy dương tính rất thấp. Khảnăng phát hiện tác nhân gây bệnh từdịch kính cao hơn thủy dịch. Vi khuẩn Gram (+) là nguyên nhân gây bệnh chủyếu.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất