ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TRẺ BỊ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 – 2020

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TRẺ BỊ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 – 2020

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TRẺ BỊ SỐC PHẢN VỆ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019 – 2020
Đinh Văn Thức1,2, Phạm Văn Thức1, Nguyễn Mai Phương1,2, Đinh Dương Tùng Anh1,2
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong các năm 2019-2020 và nhận xét kết quả điều trị ở các bệnh nhân nói trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có sử dụng số liệu hồi cứu của 54 trường hợp trẻ bị sốc phản vệ lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả: Triệu chứng chủ yếu của SPV: triệu chứng tim mạch, thần kinh, da; các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa gặp với tỉ lệ thấp hơn. Tỉ lệ trẻ có toan hóa máu khi sốc là 50% và tăng lactate là 75,9%. 100% bệnh nhi được dùng adrenalin tiêm bắp liều đầu tiên. Solumedrol, dimedrol là các thuốc được sử dụng đồng thời với adrenalin nhiều nhất. Tỉ lệ trẻ tái sốc thấp (1,9%). Hầu hết bệnh nhân đều hết triệu chứng (87,0%), có 13,0% trẻ diễn biến nặng hơn hoặc không cải thiện phải chuyển tuyến. Kết luận: Phát hiện sớm và điều trị sốc phản vệ là yếu tố quyết định và tiên lượng bệnh. Điều trị chính là tiêm bắp adrenalin càng sớm càng tốt, dự phòng tái tiếp xúc với dị nguyên gây ra sốc phản vệ.

Sốc  phản  vệ  là  tình  trạng  dị  ứng  đặc  biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được  chẩn đoán và xử trí  kịp thời.  Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vài giây đến vài phút sau  tiếp  xúc  với  dị  nguyên.  Nhập  viện  do  sốc phản vệ cũng ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở trẻ nhỏ; sự gia tăng này được ghi nhận đặc biệt đối với các tác nhân gây ra như thuốc và thực phẩm. Nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy nhóm tác nhân phổ biến nhất gây ra sốc phản vệ ở trẻ em có thể thay đổi tùy vào địa điểm nghiên cứu, có thể là thực phẩm hoặc mốt số nhóm thuốc, trong đó chủ  yếu  là  thuốc  kháng  sinh  [5].  Epinephrine (adrenaline) là loại thuốc được lựachọn cho cấp cứu  sốc  phản  vệ.  Nó  là  một  chất  chủ  vận adrenergic không chọn lọc cứu sống người bị sốc phản vệ, có hoạt tính co mạch α1-adrenergic, có thể ngăn ngừa và làm giảm phù nề thanh quản, hạ huyết áp và sốc. Hoạt động β1-adrenergic của nó tạo ra cáctác dụng co bóp, do đó làm tăng lực và tốc độ co bóp của tim. Hoạt động β2 của nó  bao  gồm  làm  giãn  phế  quản  và  giảm  giải phóng các chất trung gian của viêm. Các hoạt động của nó phụ thuộc vào thời gian và cần phải được sử dụng nhanh chóng ngay sau khi xảyra sốc phản vệ [7]. Nghiên cứu gần đây cho thấy một  tỷ  lệ  thấp  nhưng  ngày  càng  gia  tăng  các trường hợp sốc phản vệ cần phải nhập viện điều trị từ báo cáo nhiều quốc gia. Nghiên cứu này cũng cho thấy thực tế rằng thuốc đóng một vai trò  quan  trọng  trong  cácphản  ứng  dị  ứng nghiêm trọng ở trẻ em và các phản ứng xảy ra chủ yếu trong bệnh viện và trong phòng phẫu thuật. Việc chẩn đoán chính xác và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tử vong và di chứng nặng nề của sốc phản vệ [5].Để góp phần rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ ở trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu:Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ bị sốc phản vệ tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong các năm 2019-2020; và nhận xét kết quả điều trị của các bệnh nhân nói trên.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốc phản vệ, trẻ em, adrenalin

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Quốc, Phạm Văn Quang, Tăng Chí Thượng. Đặc điểm điều trị bệnh nhi bị sốc phản vệ tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. phụ bản tập 20(2): p. 22 – 28. 
2. Mai Văn Lục (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường đại học Y Hà Nội. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment