ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K
Vũ Văn Tiến1, Phùng Thị Huyền2, Lê Thị Yến2, Nguyễn Thị Hòa2
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng của ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng giai đoạn I-III từ 1/2015 đến 6/2021 tại bệnh viện K được ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp điều trị, đánh giá thời gian sống thêm và các yếu tố liên quan. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 29 bệnh nhân. Tuổi trung vị của BN là 56 tuổi; triệu chứng cơ năng thường gặp là đau tức bụng hạ vị (93,1%), triệu chứng thực thể hay gặp nhất là cổ chướng (27,6%), chủ yếu u một bên (93,1%), kích thước u trung vị là 110mm. Tỷ lệ bệnh nhân nhảy cảm với hóa chất bổ trợ nói chung là 65,5%, tỷ lệ giai đoạn I, II và III lần lượt là 100%, 83,3% và 33,3%. Thời gian sống  thêm trung vị BN giai đoạn I, II chưa đạt được, giai đoạn III là 11 tháng. Giai đoạn bệnh là yếu tố chính liên quan đến tiên lượng bệnh. Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng có một số đặc điểm lâm sàng đặc trưng khác với các thể ung thư biểu mô khác. BN giai đoạn sớm đạt hiệu quả tốt sau phẫu thuật và hóa chất bổ trợ, BN phát hiện giai đoạn muộn có tiên lượng xấu.

Ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng(UTBMTBSBT)thuộc  ung  thư  biểu  mô(UTBM)tuýp 1, chiếm xấp xỉ 5% ung thư biểu mô buồng trứng, tỷ lệ này cao hơn ở quần thể người châu Á1–3. Ung thư biểu mô tế bào sáng thường có nguồn gốc biểu mô buồng trứng, tiến triển chậm, phát triển đến kích thước lớn trong khi vẫn khu trú tại buồng trứng, hay phát hiện ở giai đoạn sớm3,4.  Một  số  đặc  điểm  đặc  trưng  được  ghi nhận: Đa số biểu hiện một bên, bệnh nhân hay có tiền sử lạc nội mạc tử cung, tỷ lệ biểu hiệnhuyết  khối,  tăng  canxi  máu  cao  hơn  thể  giải phẫu bệnh khác4. Khi phát hiệnbệnh giai đoạn muộn, tỷ lệ đáp ứng với hóa chất kém nên tiên lượng giai đoạn này thường xấu2. Phác đồ điều trị chuẩn với bệnh nhân giai đoạn I-III tương tự các thể ung thư biểu mô là phẫu thuật công phá u tối đa phối hợp hóa chất bổ trợ. Được coi là thể giải phẫu bệnh nguy cơ cao nên chỉ định hóa chất bổ trợ nói chung được áp dụngcho tất cả các giai đoạn bệnh, bao gồm từ giai đoạn IA5. Tại Việt Nam hiện có ít nghiên cứu đầy đủ và chi tiết  về  ung  thư  biểu  mô  tế  bào  sáng  buồng trứng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài  này  với  mục  tiêu: Nhận  xét  đặc  điểm  lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng của nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào sáng buồng trứng giai đoạn I-III được  điều  trị  tại  bệnh  viện  K  từ  1/2015  đến 6/2021

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO SÁNG BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN K

Leave a Comment