“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và số lượng của bạch cầu ái toan trong máu ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện”

“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và số lượng của bạch cầu ái toan trong máu ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện” [Luận văn chuyên khoa 2]

Title:  “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và số lượng của bạch cầu ái toan trong máu ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện”
Other Titles:  CPOD đợt cấp, Bạch cầu ái toan
Authors:  Nguyễn, Thế Anh
Advisor:  Chu, Thị Hạnh
Nguyễn, Quang Đợi
Keywords:  COPD;AECOPD;Bạch cầu ái toan
Issue Date:  2024
Publisher:  YHN
Abstract:  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hơn 3,23 triệu người tử vong do COPD năm 2019, chiếm 6% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. COPD là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được. Gánh nặng COPD dự kiến sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới do tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ COPD và già hóa dân số 1. Đa số các trường hợp tử vong do COPD xảy ra trong các đợt cấp 2.
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (ECOPD) được định nghĩa là một biến cố cấp tính, được đặc trưng bởi tình trạng khó thở và/hoặc ho và khạc đờm tăng lên trong khoảng thời gian < 14 ngày, có thể kèm theo thở nhanh và/hoặc nhịp tim nhanh và thường liên quan đến tăng viêm tại chỗ và toàn thân do nhiễm trùng, ô nhiễm không khí hoặc các tác nhân gây hại khác cho đường thở 1,3. Trong quản lý COPD, sự xuất hiện của đợt cấp của COPD là một trong những vấn đề quan trọng vì tác động xấu đến tình trạng sức khỏe, tỷ lệ nhập viện, tái nhập viện và tiến triển của bệnh 4. Các đợt cấp COPD thường liên quan đến tình trạng tăng viêm đường thở, tăng sản xuất chất nhầy và gia tăng bẫy khí 5. Từ năm 2017, GOLD đã làm rõ giá trị của số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) trong việc đánh giá nguy cơ đợt cấp COPD và số lượng BCAT trong máu ngoại vi có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học để dự đoán nguy cơ đợt cấp ở bệnh nhân COPD 6.
Báo cáo của GOLD 2019 đề xuất BCAT như một dấu ấn sinh học giúp đưa ra quyết định điều trị bằng ICS ở bệnh nhân COPD có tiền sử nhiều đợt cấp 7. Báo cáo của GOLD 2022 bổ sung thêm nhiều bằng chứng khác liên quan đến BCAT, bao gồm các mối liên hệ giữa BCAT, viêm Type 2 và vi khuẩn học trong đờm, trong đó xác định các phân nhóm COPD có tăng đáp ứng với ICS (BCAT cao hơn) hoặc tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn (BCAT thấp hơn). Bằng chứng này hỗ trợ đánh giá tổng thể bệnh nhân COPD, bao gồm tiền sử đợt cấp, BCAT và vi khuẩn học trong đờm để đưa ra quyết định điều trị cá thể hóa về thời điểm nên sử dụng ICS phối hợp các thuốc điều trị khác 8.
Bằng chứng từ các nghiên cứu khác cho thấy COPD tăng bạch cầu ái toan cấu thành một dưới nhóm vẫn không có nhiều khác biệt 9. Trái với hen, vai trò của bạch cầu ái toan trong cơ chế bệnh sinh của COPD nặng còn chưa rõ ràng 10, mặc dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân này đáp ứng tốt hơn với ICS. Sự thất bại của các liệu pháp kháng IL-5, mặc dù thành công trong việc giảm BCAT nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ đợt cấp của COPD lại càng ủng hộ quan điểm tăng bạch cầu ái toan không phải là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến cố ở bệnh nhân COPD; vai trò của BCAT như một dấu ấn sinh học hữu ích ở bệnh nhân COPD vẫn chưa được khẳng định chắc chắn 11. Liệu COPD “giảm eosin” có sử dụng ICS hay không sẽ chỉ được trả lời bằng các thử nghiệm tiến cứu 12. Tính đặc hiệu của số lượng bạch cầu ái toan ở một nhóm bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với corticosteroid và vi khuẩn có thể khó xác định 13. Chính vì các kết luận thiếu nhất quán, không đồng nhất và thậm chí mâu thuẫn trong các kết quả nghiên cứu về vai trò của BCAT ở bệnh nhân COPD và nguy cơ đợt cấp COPD. Nhận biết nhanh chóng và chính xác những bệnh nhân có dấu hiệu nặng cùng với sự can thiệp tích cực và điều trị nhanh chóng là hành động duy nhất ngăn ngừa suy hô hấp, vai trò của BCAT trong đợt cấp là gì, có liên quan đến triệu chứng, tiêu chí nặng hay không ? Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trò của BCAT trong đợt cấp COPD;

nhằm tìm tìm hiểu mối liên của BCAT với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trên những người bệnh đợt cấp COPD để đưa ra các quyết định can thiệp kịp thời, chính xác nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và số lượng của bạch cầu ái toan trong máu ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại khoa Hô hấp, bệnh viên Đa khoa tỉnh Hải Dương.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa số lượng bạch cầu ái toan và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.
1. Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh đợt cấp COPD nhập viện
• Đặc điểm lâm sàng: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 74,52 ± 11,48 tuổi, với đa số là nam giới (72,48%). Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất (94,04%), tiếp theo là ho đờm (56,88%). Điểm CAT trung bình là 24,43 ± 6,11 và điểm mMRC trung bình là 2,64 ± 0,84, phản ánh mức độ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
• Đặc điểm cận lâm sàng: 55,14% bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng (>10 G/L). PaO2 trung bình là 108,04 ± 100,38 mmHg và PaCO2 trung bình là 46,55 ± 18,32 mmHg. Trên CT scan, giãn phế nang là phát hiện phổ biến nhất (60% các trường hợp).
2. Mục tiêu 2: Tìm hiểu mối liên quan giữa số lượng BCAT và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
• 48,62% bệnh nhân có tăng BCAT.
• Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa BCAT cao và thời gian mắc bệnh (p=0,02), tiền sử hút thuốc (p=0,042), HCO3- (p=0,006),
• Có xu hướng thời gian nằm viện dài hơn ở nhóm BCAT cao, mặc dù không đạt ý nghĩa thống kê.

URI: 
Appears in Collections: Luận văn chuyên khoa 2

Chuyên mục: Luận văn chuyên khoa 2

Nguồn: https://dulieuso.hmu.edu.vn

Leave a Comment