Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí rau bong non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí rau bong non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí rau bong non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.Rau bong non là rau bám đúng vị trí ở thân và đáy tử cung nhưng bị bong trước khi sổ thai [1, 2]. Đây là 1 tai tiến sản khoa có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi [1]. Khối máu tụ hình thành sau rau, tăng dần kích thước, làm bánh rau và màng rau bong khỏi vị trí bám, cắt đứt trao đổi giữa mẹ và thai, đồng thời quá trình đông máu tại đây gây ra thay đổi trong đông máu của cơ thể mẹ dẫn đến biến loạn rối loạn đông máu tại cơ tử cung, toàn thân. Bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng, gây các biến cố nặng cho mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. 


Rau bong non thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai nghén hoặc khi chuyển dạ [3]. Nhưng cũng có thể sảy ra tại bất kỳ tuổi thai nào sau 20 tuần [3]
Tỉ lệ rau bong non khác nhau ở địa điểm nghiên cứu và quần thể nghiên cứu. Một số nghiên cứu còn cho thấy sự chênh lệch tỉ lệ bệnh còn liên quan tới: Tuổi mẹ, nghề nghiệp, mức sống, vùng sinh sống, lần sinh, tuổi thai… [4]
Tỉ lệ chẩn đoán đúng trên lâm sàng rau bong non tùy thể bệnh, với rau bong non thể nặng và trung bình chẩn đoán dễ hơn nhưng các biến chứng lại khó lường. Với các rau bong non thể ẩn phần lớn được chẩn đoán hồi cứu sau mổ hoặc sau đẻ.
Điều trị rau bong non phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ cảu bệnh và các biến chứng tình trạng mẹ, thai để đua ra quyết định đẻ đường âm đạo hay mổ lấy thai, mổ lấy thai có phải cắt tử cung, thắt động mạch tử cung hay các can thiệp khác. Cùng với đó là điều chỉnh các rối loạn động máu, theo dõi biến chứng chảy máu sau đẻ.
Hậu quả của rau bong non gây ra làm tăng tỉ lệ đẻ non, thai lưu, tử vong cho mẹ.
Vì vậy chẩn đoán sớm rau bong non có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị, tỉ lệ thành công, tỉ lệ cắt tử cung, tỉ lệ tử vong hạn chế tối đa tai biến cho mẹ và cho thai. Theo một số nghiên cứu gần đây tỉ lệ rau bong non thể ẩn ngày càng tăng năm 2012 nghiên cứu của Lê Hoàng và Đặng Thị Minh Nguyệt tỉ lệ rau bong non không triệu chứng là 38.7% [ [5] ], tỉ lệ rau bong non không có triệu chứng hoặc không rõ ràng trong nghiên cứu của Ngô Văn Quỳnh lên đến 69%[6].
Hiện nay tiên lượng rau bong non đã được cải thiện nhiều nhờ tiến bộ của yhọc và phương pháp chẩn đoán nhưng với đặc điểm tiến triển nhanh, không tương xứng giữa lâm sàng và mức độ tổn thường giải phẫu bệnh, nhiều biến chứng nặng nề, tỉ lệ tử vong cho mẹ và thai còn cao. Vì vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài : “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, xử trí rau bong non tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội” với 2 mục tiêu sau:
1.    Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các trường hợp được chẩn đoán rau bong non tại bệnh viện phụ sản Hà Nội.
2.    Thái độ xử trí và tai biến của rong bong non với mẹ và thai nhi.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Giải phẫu và sinh lý bánh rau    3
1.1.1. Giải phẫu bánh rau    3
1.1.2.  Chức sinh lý của bánh rau    3
1.1.3. Sự trao đổi khí    4
1.1.4. Sự trao đổi các chất dinh dưỡng    4
1.1.5. Vai trò nội tiết    5
1.2. Sinh lý bệnh rau bong non    6
1.2.1. Sinh lý rau bong non    6
1.2.2. Giải phẫu bệnh    9
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của rau bong non    10
1.3.1. Tiền sản giật, tăng huyết áp thai nghén    11
1.3.2. Tuổi và số lần mang thai    11
1.3.3. Thiếu hụt dinh dưỡng    12
1.3.4. Thiếu Acid folic    12
1.3.5. Những tổn thương mạch máu tại rau.    13
1.3.6. Những yếu tố cơ học gây rau bong non    13
1.3.7. Dây rốn ngắn    13
1.3.8. Ối vỡ sớm    13
1.3.9. Hút thuốc lá    14
1.3.10. Uống rượu, sử dụng coain    14
1.3.11. Một số nguyên nhân khác    14
1.4. Dấu hiệu và các triệu chứng lâm sàng    14
1.5. Chẩn đoán rau bong non    15
1.5.1. Chẩn đoán xác định    15
1.5.2. Chẩn đoán mức độ    18
1.6. Điều trị rau bong non    19
1.6.1. Hướng điều trị.    19
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    22
2.1. Đối tượng nghiên cứu    22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân tham gia nghiên cứu    22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    22
2.2. Cỡ mẫu    22
2.3. Phương pháp nghiên cứu    22
2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin    22
2.5. Phân tích số liệu và xử lý số liệu    22
2.6. Biến số nghiên cứu    23
2.6.1. Tỉ lệ bệnh    23
2.6.2. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    23
2.6.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    23
2.6.4. Thái độ xử trí.    23
2.6.5. Biến chứng    23
2.6.4. Tiêu chuẩn của biến số trong nghiên cứu.    24
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu    27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    28
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    28
3.1.1. Tuổi.    28
3.1.2. Địa chỉ    28
3.1.3. Nghề nghiệp    29
3.1.4. Tiền Sử    29
3.1.5. Số lần sinh    30
3.2. Đặc điểm lâm sàng của rau bong non.    31
3.2.1. Triệu chứng cơ năng khi vào viện.    31
3.2.2. Triệu chứng thực thể.    32
3.2.3. Phân bố tuổi thai trong rau bong non.    33
3.2.4. Tiền sản giật.    33
3.2.5. Siêu âm.    34
3.3.1. Các chỉ định mổ lấy thai    34
3.3.2. Tổn thương tử cung quan sát thấy trong mổ.    35
3.3.3. Xử trí trong mổ    35
3.3.4. Khối lượng máu tụ sau bánh rau    36
3.3.4. Apgar sơ sinh.    36
3.3.5. Cân nặng sơ sinh.    36
3.3.6. Số ngày điều trị    37
3.3.7. Truyền máu.    37
3.4. Rau bong non và những yếu tố liên quan.    38
3.4.1. Rau bong non và độ tuổi    38
3.4.2. Rau bong non và số lần đẻ    39
3.4.3. Rau bong non và triệu chứng lâm sàng.    40
3.4.4. Rau bong non và tiền sản giật    40
3.3.5. Rau bong non và mức độ thiếu máu    40
3.4.6. Rau bong non và siêu âm    41
3.4.6. Rau bong non và APGAR    42
3.4.6. Thể rau bong non và lượng máu cục sau bánh rau    42
3.4.7. Tổn thương tử cung và lượng máu tụ sau rau    43
3.4.8. Rau bong non và thời gian điều trị    44
3.5. Apgar sơ sinh và các yếu tố liên quan    44
3.5.1. Apgar và tuổi thai    44
3.5.2. Apgar và triệu chứng lâm sàng    45
3.5.3. Apgar và tiền sản giật    46
3.5.4. Apgar và mức độ thiếu máu    47
3.5.5. Apgar và tổn thương tử cung trong mổ    47
3.5.6. Apgar và  lượng máu tụ sau bánh rau    48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    49
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và các yếu tố liên quan.    49
4.1.1. Phân tích tỉ lệ rau bong non qua các năm.    49
4.1.2. Độ tuổi và lần sinh    49
4.1.3. Nghề nghiệp và địa dư của đối tiện nghiên cứu.    51
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    51
4.2.1.Triệu chứng lâm sàng.    51
4.2.3. Xử tri và tai biến    59
4.2.4. Sơ sinh    60
KẾT LUẬN    63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi    28
Bảng 3.2: Tiền sử    29
Bảng 3.3: Triệu chứng khi vào viện    31
Bảng 3.4: Triệu chứng thực thể.    32
Bảng 3.5: Tỉ lệ các thể tiền sản giật trong rau bong non    33
Bảng 3.6: Tỉ lệ siêu âm phát hiện ra khối máu tụ trong rau bong non    34
Bảng 3.7:  Thay đổi xét ghiệm đông máu và công thức máu    34
Bảng 3.8: Tỉ lệ các chỉ định mổ lấy thai    34
Bảng 3.9: Mức độ tổn thương tử cung trong mổ    35
Bảng 3.10: Thái độ xử trí trong mổ.    35
Bảng 3.11: Khối lượng máu cục sau bánh rau    36
Bảng 3.12: Apgar sơ sinh phút thứ 1 và phút thứ 5    36
Bảng 3.13: Cân nặng sơ sinh    36
Bảng 3.14: Thời gian điều trị    37
Bảng 3.15: Liên quan giữa rau bong non  và độ tuổi.    38
Bảng 3.16: Liên quan giữa rau bong non và số lần đẻ    39
Bảng 3.17: Liên quan giữa rau bong non và triệu chứng lâm sàng    40
Bảng 3.18: Liên quan giữa rau bong non và mức độ nặng của tiền sản giật    40
Bảng 3.19: Liên quan giữa rau bong non và mức độ thiếu máu.    40
Biểu đồ 3.6: Liên quan giữa RBN và siêu âm    41
Bảng 3.21: Liên quan giữa các thể rau bong non và APGAR phút thứ 1 – 5    42
Bảng 3.22. Tổn thương tử cung và lượng máu tụ sau rau    43
Bảng 3.23. Liên quan Apgar và triệu chứng lâm sàng    45
Bảng 3.24: Liên quan giữa chỉ số Apgar và tiền sản giật    46
Bảng 3.25: Bảng liên quan giữa mức độ thiếu máu và chỉ số apgar.    47
Bảng 3.26: Liên quan giữa mức độ tổn thương tử cung quan sát thấy trong mổ và apgar    47
DANH MỤC BIỀU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố nơi cư trú    28
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp    29
Biểu đồ 3.3: Số lần sinh con    30
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ của các nhóm tuổi thai trong rau bong non    33
Biểu đồ 3.5: Thể rau bong non và lượng máu cục sau bánh rau    42
Biểu đồ 3.6: Rau bong non và thời gian điều trị    44
Biểu đồ 3.7:  Liên quan Apgar và tuổi thai    44
Biểu đồ 3.8: Liên quan giứa apgar và khối lượng máu tụ sau rau.    48

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment