ĐặC ĐIểM LÂM SàNG CủA TRầM CảM SAU NHồI MáU NãO

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG CủA TRầM CảM SAU NHồI MáU NãO

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG CủA TRầM CảM SAU NHồI MáU NãO

Dương Minh Tâm, Trần Hữu Bình
Tóm tắt
Trầm  cảm  là  biểu  hiện  thường  gặp  ở  bệnh  nhân sau nhồi máu não. Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương não  cũng  như  diễn  biến  tâm  lý  của  người  bệnh. 
Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, phân tích từng trường hợp  trầm  cảm  dựa  theo  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  trầm cảm  của  ICD  10  nhằm xác  định tỷ  lệ  trầm cảm,  đặc điểm lâm sàng của trầm cảm, mối liên quan giữa trầm cảm  và  mức  độ,  vị  trí  tổn  thương  não  trên  phim  CT hoặc MRI cũng như liên quan giữa trầm cảm với stress tâm lý sau nhồi máu não. Kết quả: Tiến hành nghiên cứu trên 127 bệnh nhân trong vòng một tháng kể từ khi nhồi máu não thấy tỷ lệ trầm cảm sau nhồi máu não là 20,5%, nữ nhiều hơn nam, bệnh khởi phát ở tuần thứ 2 và thứ 3 sau nhồi máu não. Mối liên hệ giữa vị trí và mức độ tổn thương não đến sự xuất hiện trầm cảm là chưa rõ ràng. Trầm cảm xuất hiện nhiều ở những người nhồi máu não có tâm lý lo lắng bệnh tật (43,8%). Biểu hiện  lâm  sàng:  khí  sắc  giảm,  mệt  mỏi,  rối  loạn  giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, ăn không ngon miệng gặp 100% sô bệnh nhân nghiên cứu, giảm vận động rõ rệt cũng  gặp ở  đa  số  những  bệnh  nhân  trầm  cảm (96,2%),lo âu phối hợp 80,8% số trường hợp. Kết luận: Rối loạn trầm cảm sau NMN là thường gặp, biểu hiện lâm sàng  vừa  có  tính  chất  trầm  cảm  người  cao  tuổi, trầm cảm thực tổn, trầm cảm căn nguyên tâm lý và đôi khi như là suy giảm nhận thức
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment