ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐAU VÙNG CỔ GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐAU VÙNG CỔ GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐAU VÙNG CỔ GÁY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Đức Minh1, Nguyễn Vinh Quốc2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Viện Y học cổ truyền Quân đội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân tuổi từ 30 – 75,được chẩn đoán đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống, điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ 08/2018- 04/2019, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tình nguyện tham gia nghiên cứu. Đánh giá đặc điểm chung các đối tượng nghiên cứu, mức độ đau theo thang điểm VAS, đánh giá một số yếu tố liên quan tới đau, mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ và ảnh hưởng chức năng sinh hoạt hàng ngày theo NPQ. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình 56,95 ± 11,01(năm) với 38,3%mắc bệnh trên 6 tháng. Đau phần nhiều khởi phát mang tính chất từ từ, âm ỉ và không liên tục. Đau mức độ vừa và nặng chiếm 93,3%. Đau có liên quan tới các yếu tố vận động và yếu tố thay đổi thời tiết. Đau cũng là nhân tố gây hạn chế tầm vận động cột sống cổ với 94,3% hạn chế ở mức độ ít và trung bình, 90%ảnh hưởng chức năng sinh hoạt hàng ngày ở mức trung bình và ảnh hưởng nhiều với điểm NPQ trung bình là 19,4 ± 2,8 (điểm). Kết luận: Đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, lao động và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh liên quan tới yếu tố tuổi, nghề nghiệp, vận động và yếu tố thay đổi thời tiết.

Đau vùng cổ gáy(hội chứng cổ vai cánh tay, hội chứng vai tay) do thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp với biểu hiện lâm sàng cơ bản là đau vùng cổ vai lan xuống cánh tay, cẳng tay kèm rối loạn cảm giác,  vận động tại vùng  chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ [1],[2]. Bệnh thường gặp ở đối tượng đang trong độ tuổi lao động, mang tích chất dai dẳng, dễ tái phát,tuy ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, suy giảm khả năng học  tập,  lao  động  cũng  nhưgây  ảnh  hưởng không tốt  tới chất lượng cuộc sống của người bệnh[1], [3], [4], [5]… Do vậy điều trị và điều trị dự phòng bệnh lý này là yêu cầu cấp thiết đối với  đời  sống  xã  hộinhằm  nhanh  chóng giải phóng người bệnh khỏi tình trạng đau, tránh kéo dài trở thành đau mạn tính, trả người bệnh vềvới công việc và sinh hoạt hàng ngày.Là  cơ  sở  điều  trị  chuyên  ngành  Y  học  cổ truyền, Bệnh viện Châm cứu Trung ươngđã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống.Để có cơ sở xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, hiệuquả, góp phần mang lại sức khỏe cho người bệnh. Nghiên cứu được  thực  hiện  nhằm  mục  tiêu  đánh  giá  tình trạng đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột  sốngtrên bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đau, thoái hóa cột sống cổ

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Thông (2011). Bệnh lý cột sống cổ, NXB Thanh niên, Hà Nội. 
2. Bộ Y tế (2020). Hội chứng cổ vai cánh tay. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại”. Ban hành kèm theo Quyết định số 5013/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tập I, NXB Y học, Hà Nội, 37-43. 
3. Lê Thị Diệu Hằng, Lại Thanh Hiền (2014). Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng mãng điện châm kết hợp bài thuốc quyên tý thang. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, 40, 54-60. 
4. Nguyễn Tuyết Trang, Đào Thị Phương (2016). Hiệu quả của phương pháp điện châm và cấy chỉ catgut trong điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Tạp chí nghiên cứu Y học, 103 (5), 17-23. 
5. Nguyễn Vinh Quốc, Nguyễn Đức Minh (2019). Hiệu quả điều trị đau cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm kết hợp bài thuốc Quyên tý thang. Tạp chí Y học Việt nam, 12 (1&2), 222-226. 
6. Bộ Y tế (2016). Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 8/7/2016 về việc ban hành bộ mã danh mục dùng chung trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Phụ lục: Danh mục bệnh theo ICD-10, Hà Nội. 
7. Viện Y học cổ truyền Quân đội (2013). Bệnh tý. Một số chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 240-273. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment