ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THIỆN HẠNH, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2022
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THIỆN HẠNH, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2022
Triệu Thị Bích Hợp1, Nguyễn Đức Vượng2, và cộng sự1,2
1 Bệnh viện Thiện Hạnh
2 Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi đã khảo sát 250 bệnh nhân ngoại trú thực hiện nội soi đường tiêu hóa trên ở Bệnh viện Thiện Hạnh. Kết luận: 54,8% là nam giới, độ tuổi trung bình là 44,02 ± 13,4 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 83,6%. Trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên. 51,6% là nông dân và có 56,8% người ở nông thôn. Có 86,8% tình trạng hôn nhân đã có gia đình. Chỉ số khối cơ thể có 63,2% là thiếu cân. 43,2% chẩn đoán mắc GERD. Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến GERD đều xuất hiện. 10 triệu chứng lâm sàng: đau vùng thượng vị (81,6%), ợ nóng (62,4%), đầy bụng (56,4%), đau ngực (không do tim) (36,8%), buồn nôn/nôn (33,2%), ợ trớ (26%), khó nuốt (20,4%), tiết nước bọt (14%), nuốt đau (6,4%) và khàn tiếng (2,8%). Hình ảnh nội soi có 73,6% tổn thương ở dạ dày, 37,6% tổn thương ở thực quản và 8% tổn thương ở tá tràng và chỉ có 24% là không có tổn thương. Hình ảnh tổn thương trên nội soi ở thực quản là viêm (98,9%) và loét (3,2%), ở dạ dày là viêm (98,9%) và loét (4,9%), ở tá tràng là loét (75%) và ung thư (10%). Có mối tương quan độ tuổi, giới tính và dân tộc với tổn thương ở thực quản, dạ dày (p<0,05 đến <0,001). Chỉ số khối cơ thể có tương quan với tổn thương ở dạ dày (p<0,01). Có tương quan giữa ợ nóng, ợ trớ, khó nuốt, đau ngực (không do tim) và GERD (p<0,01 đến <0,001).
Trào ngược dạ dày –thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease: GERD) chỉ sự trào ngược của các chất chứa trong dạ dày vào thực quản qua lỗ tâm vị do sự co giãn thoáng qua của cơ thắt thực quản dưới. Đây là hiện tượng sinh lý, thường xảy ra ban đêm, đặc biệt là saubữa ăn, tần suất thấp, không gây ra triệu chứng gì và cũng không gây viêm thực quản. Trào ngược trở thành bệnh lý khi đợt co giãn của cơ thắt thực quản dưới kéo dài, thường xuyên hơn gây nên những triệu chứng khó chịu và/hoặc những biến chứng [1, 2]. Ợ nóng và ợ trớ là những triệu chứng phổ biến nhất của GERD [3].GERD có sinh lý bệnh với nhiều yếu tố liên quan đến chức năng dạ dày thực quản. Hình ảnh lâm sàng và bệnh lý của GERD gây ra bởi các yếu tố sau bao gồm tăng áp lực và sự liên kết chức năng giữa dạ dày và thực quản, dẫn đến bệnh lý trào ngược thành phần axit trong dạ dày. Ngoài ra, nhiều yếu tố nguy cơ di truyền và môi trường được báo cáo có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh. Các yếu tố lối sống khác nhau như tiêu thụ nước ngọt, cà phê, trà,rượu, hút thuốc, chỉ số khối cơ thể (BMI), sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và tư thế ngủ cũng được coi là có liên quan đến GERD [4]. GERD ước tính có tỷ lệ mắc cao trên toàn cầu và giữa các quần thể do sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ. Tỷlệ lưu hành GERD trên thế.
https://thuvieny.com/dac-diem-lam-sang-noi-soi-va-cac-yeu-to-nguy-co-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-o-benh-nhan-ngoai-tru/