MỨC ĐỘ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN KHỐI ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP KHU VỰC PHÍA BẮC

MỨC ĐỘ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN KHỐI ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP KHU VỰC PHÍA BẮC

MỨC ĐỘ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN KHỐI ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP KHU VỰC PHÍA BẮC
Nguyễn Hoàng Long1, Nguyễn Văn Trang2
1 Viện Khoa học Sức khoẻ, Trường Đại học VinUni
2 Bệnh viện ĐKQT Vinmec khu vực Đông Bắc
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: kiệt sức nghề nghiệp rất thường gặp, gây tác động tiêu cực ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức cho hệ thống Y tế. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu tình trạng Kiệt sức nghề nghiệp ở nhân viên khối Điều dưỡng (Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên, Hộ sinh viên) ở một số bệnh viện ngoài công lập khu vực phía Bắc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 141 đối tượng, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022 tại 02 bệnh viện ngoài công lập. Mức độ Kiệt sức nghề nghiệp được đánh giá bằng bộ câu hỏi Oldenburg Burnout Inventory. Kết quả: tỷ lệ nhân viên có Kiệt sức nghề nghiệp là 36,9% và 34,0% đối tượng không có biểu hiện nào của Kiệt sức nghề nghiệp. Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa mức độ Kiệt sức nghề nghiệp với tuổi (r = -0,19, p < 0,01) và mức độ hài lòng với công việc (r = -0,50, p < 0,01). Không tìm thấy sự khác biệt nào về điểm Kiệt sức nghề nghiệp giữa các nhóm giới tính (df = 139, t = 0,45, p > 0,05), khoa phòng đang công tác (nội, ngoại, sản, nhi…) (df = 7, F = 1,01, p > 0,05), tính chất công việc (chăm sóc người bệnh trực tiếp, không chăm sóc người bệnh trực tiếp) (df = 139, t = 1,53, p < 0,05). Kết luận: tỷ lệ nhân viên có Kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ trung bình. Các đối tượng cần được quan tâm nhiều hơn khi can thiệp cải thiện Kiệt sức nghề nghiệp là nhân viên trẻ và có mức độ hài lòng nghề nghiệp thấp.

Kiệt sức nghề nghiệp là hội chứng tâm lý xảy ra khi người lao động phải làm việc trong môi trường căng thẳng, với đòi hỏi công việc lớn và thiếu thốn nguồn lực [1].  Theo Demerouti  [1], kiệt sức nghề nghiệp gồm hai thành tố là sự Kiệt sức  (exhaustion)  và  Sự  thờ  ơ  (với  công  việc) (disengagement).  Kiệt  sức  (exhaustion)  là  hậu quả của các căng thẳng về thể chất, tâm lý, trí tuệ xảy ra trong một thời gian dài do yêu cầu của công việc. Sự thờ ơ (disengagement) được hiểu là khoảng cách hay sự không gắn bó giữa người lao động với công việc. Người lao động có thể thấy công việc không còn hấpdẫn, không còn thách thức, không muốn tiếp tục công việc. Nhân viên thờ ơ với công việc thậm chí có thể có cái nhìn tiêu cực về công việc và khách hàng.Nhân viên y tế là nhóm đối tượng thường có kiệt sức nghề nghiệp, với tỷ lệ trung bình ước tính là khoảng 67% [2]. Trong đó, tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp ghi nhận được của điều dưỡng viên thường cao hơn của các đối tượng khác [3,  4]. Tình trạng kiệt sức nghề nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới điều dưỡng muốn bỏ việc [5]. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cá nhân, chất lượng công việc hàng ngày của điều dưỡng viên, cũng như là nguy cơ dẫn tới mất an toàn trong chăm sóc người bệnh [4].Một số nghiên cứu công bố trong nước gần đây cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiệt sức nghề nghiệp  rất  khác  nhau  ở  từng báo  cáo.  Ví  dụ, Nguyễn Tiến Hoàng và Biện Huỳnh San Đan [6]sử dụng bộ công cụ Maslach Burnout Inventory để khảo sát tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Kết quả cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên có kiệt sức nghề nghiệp là 13,0%. Cùng sử dụng bộ công  cụ  này nhưng  khảo  sát  trên  nhóm  điều dưỡng ở một bệnh viện đa khoa hạng 1, Nguyễn Ngọc Bích và Vũ Thái Sơn [4]lại cho thấy tỷ lệ điều  dưỡng  viên  có  kiệt  sức  nghề  nghiệp  là 75,6%. Điều này cho thấy, mỗi cơ sở y tế có thể có các đặc điểm khác nhau, dẫn tới tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp khác nhau ở từng địa điểm nghiên cứu. Khác với các bệnh viện công lập, các bệnh viện ngoài công lập có đặc điểm riêng về nhân sự,  tổ  chức  cũng  như  vận  hành.  Do  đó,  việc nghiên cứu tỷ lệ kiệt sức nghề nghiệp của nhóm đối tượng này rất cần được lưu tâm. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát thực trạng kiệt  sức  nghề  nghiệp  của  Điều  dưỡng  viên  tại một số bệnh viện ngoài công lập khu vực phía Bắc

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiệt sức nghề nghiệp, Điều dưỡng viên, Nhân viên khối điều dưỡng

Tài liệu tham khảo
1. Demerouti, E., The Oldenburg Burnout Inventory: A good alternative to measure burnout and engagement. Handbook of Stress and Burnout in Health Care, 2008. 
2. Rotenstein, L.S., et al., Prevalence of Burnout Among Physicians: A Systematic Review. JAMA, 2018. 320(11): p. 1131-1150. 
3. Dall’Ora, C., et al., Burnout in nursing: a theoretical review. Human Resources for Health, 2020. 18(1): p. 41. 
4. Nguyễn Ngọc Bích và Vũ Thái Sơn, Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của bác sỹ và điều dưỡng tại một bệnh viện hạng 1 ở Việt Nam, 2021. Y học Việt Nam, 2021. 502(2): p. 75-78. 
5. Shah, M.K., et al., Prevalence of and Factors Associated With Nurse Burnout in the US. JAMA Network Open, 2021. 4(2): p. e2036469-e2036469. 
6. Nguyễn Tiến Hoàng, và công sự, Tình trạng kệt sức của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan đến an toàn người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi năm 2019. Y Học TP. Hồ Chí Minh 2020. 21(1): p. 115-120. 
7. Peterson, U., et al., Burnout and physical and mental health among Swedish healthcare workers. J Adv Nurs, 2008. 62(1): p. 84-95. 

MỨC ĐỘ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN KHỐI ĐIỀU DƯỠNG TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP KHU VỰC PHÍA BẮC

Leave a Comment