ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM
Nguyễn Hữu Nhân1, Nguyễn Hữu Ân1, Trần Ngọc Quảng Phi1
1 Trường Đại học Văn Lang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt

Rối loạn thái dương hàm (RLTDH) là một bệnh lý khá phổ biến nhưng phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Biểu hiện lâm sàng rối loạn thái dương hàm khá đa dạng và tạo nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị. Việc xác định các triệu chứng phổ biến và mang tính chỉ báo tiên lượng trong nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng rối loạn thái dương hàm là cần thiết và ưu tiên. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 80 bệnh nhân bị RLTDH đến điều trị tại Nha khoa O’care từ 2019 đến 2021. Kết quả cho thấy số bệnh nhân nữ gấp 3 lần nam, nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi gấp đôi nhóm trên 30 tuổi với tuổi trung bình là 27.2 tuổi. Đối với các đặc điểm về triệu chứng cơ năng, tỷ lệ tiếng kêu khớp, đau khớp và đau cơ chiếm tỷ lệ khá cao (86.3%, 56.3%, 43.8%), trong đó có 48% trường hợp đau nhiều (7-9đ) và 8.8% đau dữ dội (10đ) cho thấy đau là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất để bệnh nhân đến với điều trị. Nhóm cơ bị đau nhiều nhất là cơ chân bướm ngoài dưới, cơ chân bướm trong, cơ thái dương và cơ cắn có tỷ lệ từ 71.3% đến 81.3%. Ở khớp cho thấy chủ yếu là đau dây chằng TDH và bao khớp (53.8% và 50.0%). Có đến 86.3% có tiếng kêu khớp cho thấy có thể có mối liên quan chặt chẻ giữa rối loạn nội khớp và rối loạn thái dương hàm. Rối loạn vận động hàm chủ yếu là há miệng hạn chế và há miệng lệch dù chiếm tỉ lệ không cao (46.3%) nhưng là dấu hiệu chỉ báo tiên lượng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị  bệnh nhân bị rối loạn thái dương hàm.


Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Kim Anh, Trần Thị Nguyên Ny, Nguyên Lương Thảo (2013) “Tình hình điều trị RL TDH tại khoa RHM – ĐH YD TP.HCM từ 2008 đến 2010”. Y học TPHCM, Tập 17-Phụ bản số 2, 66-71.
2. Phạm Như Hải (2006) Nghiên cứu dịch tể học loạn năng bộ máy nhai và đề xuất giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 121.
3. Hoàng Tử Hùng, Đoàn Hồng Phượng (2006) “Tình trạng rối loạn thái dương hàm ở người lớn (18-54 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2006, 37-46.
4. Trần Ngọc Quảng Phi (2018) Cắn khớp lâm sàng và rối loạn hệ thống nhai- Tập 1, Nhà Xuất Bản Y học Chi nhánh TPHCM,
5. Võ Đắc Tuyến, Hồ Thị Ngọc Linh (2007) “Rối loạn TDH ở một mẫu dân số tại TPHCM”. Y học TPHCM, 11 (Phụ bản số 2), 122-127.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Leave a Comment