ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, GIÁ TRỊ ĐO ĐIỆN THẾ NIÊM MẠC THỰC QUẢN VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, GIÁ TRỊ ĐO ĐIỆN THẾ NIÊM MẠC THỰC QUẢN VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC, GIÁ TRỊ ĐO ĐIỆN THẾ NIÊM MẠC THỰC QUẢN VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Đào Việt Hằng1,2,3, Đào Văn Long1,2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả nhằm đánh giá mối liên quan đặc điểm mô bệnh học, giá trị đo điện thế niêm mạc thực quản (MA) và kết quả nội soi ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu được tiến hành từ 9/2020 đến 12/2020 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật – Phòng khám Hoàng Long trên các đối tượng có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, được tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên tiền mê và tiến hành đo điện thế niêm mạc thực quản và lấy sinh thiết mô bệnh học trong quá trình nội soi. 30 bệnh nhân (14 nam) được thu tuyển, tuổi trung bình 42,1 (năm). Tỉ lệ viêm thực quản trào ngược (VTQTN) trên nội soi là 70%, chủ yếu là viêm thực quản độ A theo Los Angeles, Barrett thực quản chiếm 10%. Các đặc điểm trên mô bệnh học theo thang điểm Esohisto và giá trị MA tại vị trí 5 cm và 15cm trên đường Z không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có và không có VTQTN trên nội soi. Giá trị MA tại vị trí 5 cm và 15cm trên đường Z cũng không có sự khác biệt giữa nhóm có và không có viêm thực quản trên mô bệnh học.

Trào   ngược   dạ   dày   thực   quản (Gastroesophageal reflux disease -GERD) là tình trạngdodịch  dạ  dày  trào  lên  thực  quản  gây  ra các    triệu  chứng  khó  chịu  và/hoặc  biến chứng.1Các phương pháp chẩn đoán GERD hiện nay bao gồm áp dụng bộ câu hỏi lâm sàng, điều trị thử với thuốc ức chế bơm proton (PPI), nội soi dạ dày thực quản, sinh thiết niêm mạc thực quản và đo pH +/-trở kháng 24 giờ thực quản.2Ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp được  đưa  ra  chi  tiết  trong  đồng  thuận  Lyon (2018): Bộ câu hỏi lâm sàng và điều trị thử với PPI tuy dễ áp dụng, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, nội soi dạ dày thực quản là phương pháp  xâm  lấn  thường  được  sử  dụng  trên  lâm sàng  nhưng  cũng  có  đến  2/3  người  có  triệu chứng GERD có hình ảnh nội soi thực quản bình thường;  đo  pH  +/-trở  kháng  24  giờ  hiện  là phương pháp có độ nhạy, độ đặc hiệu cao nhất trong chẩn đoán GERD, tuy nhiên đây là kĩ thuật xâm lấn, cần nhiều thời gian thực hiện và phân tích  kết  quả,  có  thể  gây  một  số  khó  chịu  cho người bệnh trong quá trình đeo máy, chi phí dịch vụ cao.2Theo đồng thuận từ các nhà giải phẫu bệnh, sinh thiết niêm mạc thực quản và áp dụng thang điểm Esohisto trong chẩn đoán GERD là phương pháp hữu ích, đặc biệt với nhóm bệnh nhân không có tổn thương trên nội soi(NERD).3Đo  điện  thế  niêm mạc (TCM) cũng là một  kỹ thuật được tiến hành trong quá trình nội soiđể đánh giá thay đổi tính dẫn điện của niêm mạc thực quản.Ở bệnh nhân GERD, giá trị trở kháng nền  của  niêm  mạc  thực  quản  có  tương  quan nghịch với thời gian niêm mạc tiếp xúc acid, một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán xác định trên đo pH thực quản 24 giờ.4Do vậy TCM được kì vọng giúp dự đoán những thay đổi về mặt vi thể của niêm mạc thực quản khi chưa có tổn thương viêm thực quản quan sát được trên nội soi.5,6Đo điện thế niêm mạc thực quản trong chẩn đoán  GERD  còn  tương  đối  mới  ở  Việt  Nam  và chưa có dữ liệu đối chiếu với kết quả mô bệnh học. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm nội soi, kết quả mô bệnh học và kết quả đo điện thế niêm  mạc  thực  quản  trên  bệnh  nhân  có  triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment