ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÔNG CẦM MÁU CỦA BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ XÉT NGHIỆM ĐÔNG CẦM MÁU CỦA BỆNH NHÂN THALASSEMIA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Phùng Chí Doanh1, Nguyễn Thế Tùng1, Nguyễn Thị Kim Tiến1, Trần Thế Hoàng1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm một số xét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 bệnh nhân thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân <5 tuổi là 17,7%; từ 6-10 tuổi là 36,4%; từ 11-15 tuổi là 17,7%. Tỉ lệ bệnh nhân nam là 40,6%; nữ là 59,4%. Tỉ lệ bệnh nhân tăng số lượng tiểu cầu là 36,5%. Tỉ lệ tăng PT (giây) là 44,8%; giảm PT (%) là 25,0% và tăng PT (INR) là 32,3%. Tỉ lệ tăng APTT (giây) là 68,8%; tăng APTT (ratio) là 47,9%. Tỉ lệ giảm fibrinogen là 12,5%. Kết luận: Có tình trạng rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia, chủ yếu là giảm đông máu.
Thalassemia là bệnh thiếu máu tan máu di truyền do giảm hoặc mất hẳn sựtổng hợp của một loại chuỗi globin. Bệnh thalassemia là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thểthường, bệnh ngày càng gia tăng và trởnên phổbiến trên toàn thếgiới. Tại Việt Nam, tất cả63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh thalassemia: tỉlệmang gen chung trên toàn quốc ước tính là 13,8% (khoảng 13-14 triệu người Việt Nam mang gen thalassemia) [1].Bệnh thalassemiaảnh hưởng tới mọi cơ quan, tổchức trong cơ thểtrong đó có hệthống đông cầm máu. Nghiên cứu của Maiti Abhishek và cs (2012) vềxét nghiệm đông cầm máu ởbệnh nhân thalassemia thấy: tỉlệgiảm tiểu cầu là 40,0%, tỉlệkéo dài thời gian prothrombin là 12,0% và kéo dài thời gianthromboplastin là 6,0% bệnh nhân [8]. Theo Chhikara A. và cs (2017) thì tiểu cầu trung bình ởbệnh nhân thalassemia là 277.000 ± 106.000/mm3, prothrombin trung bình là 14,6±1,02 giây,thromboplastin trung bình là 35,03±3,29 giây,fibrinogen trung bình 252,6±64,49 mg/dl [7]. Trung tâm Huyết học Truyền máu -Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hàng năm tiếp nhận nhiều bệnh nhân thalassemia đến khám và điều trị. Việc xác định tình trạng đông cầm máu của bệnh nhân thông qua các kết quảxét nghiệm có vai trò cực kỳquan trọng trong chỉđịnh điều trịvà tiên lượng cho bệnh nhân. Câu hỏi đặt ra là kết quảxét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia thay đổi như thếnào? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Phân tích đặc điểm một sốxét nghiệm đông cầm máu của bệnh nhân thalassemia tại Trung tâm Huyết học Truyền máu -Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm, xét nghiệm đông cầm máu, bệnh nhân thalassemia
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Triệu Vân, Ngô Mạnh Quân, và cs. (2021), “Tổng quan thalassemia, thực trạng, nguy cơ và giải pháp kiểm soát bệnh thalassemia ở Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, 502 (Số chuyên đề), tr. 3-16.
2. Lương Trung Hiếu (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân Thalassemia trưởng thành tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
3. Phạm Thị Thu Khuyên (2012), Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm bệnh nhân thalassemia gặp tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương năm 2012, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Thị Ánh Loan, Trần Thanh Vinh, Hồ Trọng Toàn, và cs. (2019), “Nghiên cứu các thông số hồng cầu và hồng cầu lưới trên bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt và thalassemia”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23 (6), tr. 343-348.
5. Nguyễn Hoàng Nam (2019), Nghiên cứu kiểu hình và kiểu gen ở bệnh nhi beta thalassemia, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Vũ Hải Toàn (2013), Nghiên cứu đặc điểm một số xét nghiệm đông cầm máu ở bệnh nhân thalassemia tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com