ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHÚ Ý, TRÍ NHỚ VÀ NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID
ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHÚ Ý, TRÍ NHỚ VÀ NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID
Đinh Việt Hùng1
1 Bệnh viện Quân y 103-Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm rối loạn chú ý, trí nhớ và nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về rối loạn chú ý, trí nhớ và nhận thức ở 82 bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả nghiên cứu: Rối loạn chú ý thể hiện rõ là di chuyển chú ý (63,41%) và rối loạn tập trung chú ý (40,24%). Còn rối loạn trí nhớ thì trí nhớ bằng hình ảnh và trí nhớ xa là gặp nhiều nhất lần lượt là 48,78% và 46,34%. Chức năng điều hành của bệnh nhân rối loạn rõ rệt ở tư duy trừu tượng (82,93%), giải quyết công việc (68,29%). Tái hòa nhập cộng đồng ở bệnh nhân cũng được thể hiện ở các khía cạnh bị rối loạn nhận thức với trung bình khía cạnh bị rối loạn là 7,71±3,27. Kết luận: Rối loạn chú ý, trí nhớ và nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid rất đa dạng và phong phú. Đây chính là nguyên nhân chính của mất dần khả năng lao động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid.
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một nhóm bệnh loạn thần nặng, với đặc trưng là các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữthanh xuân. Các triệu chứng của TTPLrất đa dạng, phong phú và luôn thay đổi theo thời gian, trong đó TTPL thểparanoid là hay gặp nhất. Trên thế giới có hàng chục triệu người bị TTPL, chiếm khoảng 1% dân số thế giới và hàng năm tăng thêm 0,15% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam là 0,3-0,8% và hàng năm tăng thêm 0,1-0,15% dân số. Các triệu chứng của bệnh rất đa dạngvà phong phú, nhưng tác động của bệnh là rất nghiêm trọng và kéo dài. Bệnh thường bắt đầu ở độ tuổi 20-30 và sẽ kéo dài suốt đời. Các bệnh nhân này sẽ mất dần khả năng lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự suy giảm nhận thức, chú ý và trí nhớ ở bệnh nhân. Những năm gần đây các nghiên cứu chủ yếu tập chung vào cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng điển hình của TTPL thể paranoid chứ chưa trú trọng đến vấn đề nhận thức, trí nhớ và chú ý ở bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm rối loạn chú ý, trí nhớ và nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu gồm 82 bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL thể paranoid theo ICD-10 điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần-Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 8/2020 đến tháng 4/2021. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, phân tích đánh giá từng trường hợp cụ thể. Các triệu chứng lâm sàng được đánh giá trong ngày đầu bệnh nhân vào viện, việc đánh giá được tiến hành độc lập bởi hai bác sĩ chuyên nghành tâm thần
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn chú ý, trí nhớ, tư duy, tâm thần phân liệt thể paranoid
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Mạnh (2008), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid và kết quả điều trị bằng Chlorpromazine, Haloperidol”, Luận văn tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
2. Bùi Quang Huy, Đinh Việt Hùng, Phùng Thanh Hải (2016), “Tâm thần phân liệt”, Tâm thần phân liệt nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị, NXB Y học, Hà Nội, 7-118.
3. Nguyễn Thanh Bình (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả nồng độ Dopamin huyết thanh ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paronoid”, Luận văn tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
4. Đinh Việt Hùng (2020), “Nghiên cứu đặc điểm điện não đồ và một số đa hình trên gen COMT, ZNF804A ở bệnh nhân tâm thần phân liệt”, Luận văn tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
5. Fisekovic S., Memic A. and Pasalic A. (2012), “Correlation between moca and mmse for the assessment of cognition in schizophrenia”, Acta Inform Med; 20(3): 186-189.
6. Berna F., Potheegadoo J., Allé M.C. et al. (2017), “Autobiographical memory and self-disorders in schizophrenia”, Encephale; 43(1): 47-54.
7. Mak M., Tyburski E., Starkowska A., et al. (2019), “The efficacy of computer-based cognitive training for executive dysfunction in schizophrenia”, Psychiatry Res; 279: 62-70.
8. Bora E. (2016), “Differences in cognitive impairment between schizophrenia and bipolar disorder: Considering the role of heterogeneity”, Psychiatry Clin Neurosci; 70(10): 424-433.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com