Đặc điểm thay đổi biến thiên nhịp tim trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
Đặc điểm thay đổi biến thiên nhịp tim trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành
Ngọ Văn Thanh, Phạm Trường Sơn, Nguyễn Quang Tuấn
Tóm tắt: Các nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi biến thiên nhịp tim (BTNT) sau phẫu thuật cầu nối chủ vành (CNCV). Bất thường của hệ thống thần kinh tự chủ lên nhịp xoang trước và sau phẫu thuật được xem là yếu tố nguy cơ biến chứng xảy ra sau phẫu thuật. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu đặc điểm BTNT theo thời gian và theo phổ tần số ở bệnh nhân phẫu thuật CNCV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả theo dõi dọc 119 bệnh nhân phẫu thuật CNCV có nhịp xoang tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 6/2016 đến 8/2018. Đánh giá BTNT bằng Holter điện tim đồ (ĐTĐ) 24 giờ tại thời điểm 2 ngày trước và sau phẫu thuật tại các thời điểm 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả: Tất cả các chỉ số BTNT đều giảm thấp nhất sau phẫu thuật 7 ngày, thời điểm 3 tháng tương đương trước phẫu thuật, thời điểm 6 tháng tăng cao hơn trước phẫu thuật. Tỉ lệ giảm BTNT trước phẫu thuật là 28,6%, sau phẫu thuật lần lượt là 51,8% sau 7 ngày, 19,6% sau 3 tháng và 12,7% sau 6 tháng. Kết luận: BTNT bị ảnh hưởng bởi cuộc phẫu thuật CNCV, thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật các chỉ số BTNT giảm thấp nhất, hồi phục sau 3 tháng tăng lên sau 6 tháng so với trước phẫu thuật CNCV.
Hệ thống thần kinh tự chủ bao gồm thần kinh giao cảm (TKGC) và thần kinh phó giao cảm (TKPGC) có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định điện thế của tế bào cơ tim, bất thường hệ thống này có thể lànguyên nhân gây ra các rối loạn nhịp timvà đột tử. BTNT được sử dụng rộng rãi gián tiếp đánh giá hoạt động của hệ thống thần kinh tự chủ trong các bệnh lý tim mạch.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Holter điện tim 24 giờ trên đối tượng bệnh nhân bị bệnh động mạch vành (ĐMV) mạn tínhđược phẫu thuật CNCV với mục tiêu xác định đặc điểm thay đổi BTNT trước và sau phẫu thuật CNCV.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com