Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2
Luận văn y học Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2.Năm 2016, có hơn 140 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra trên toàn thế giới trong đó có hơn 15 triệu trẻ sinh non chiếm hơn 10%. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có gần 1 triệu trẻ em tử vong vì biến chứng sinh non vào năm 2015 [65], [78]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 53/1.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống 16/1.000 trẻ sinh sống năm 2011, trong cùng thời gian, tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 44 xuống 14/1.000 trẻ sinh sống [15]. Ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non có nhiều yếu tố dẫn đến thiếu máu nhưng nguyên nhân thiếu máu thường không được biết rõ.
Năm 2007, tỷ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh của khoa Sơ sinh của bệnh viện Từ Dũ là 1,6% (195/11.700 trẻ), trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Hương và cộng sự từ tháng 11/2006 – 5/2007, tỷ lệ truyền máu ở trẻ đủ tháng và non tháng là 28,8% và 69,5% [6]. Năm 2015, theo nghiên cứu của tác giả Lê Nguyễn Nhật Trung có 38,1% ở trẻ từ 26 – 34 tuần và 93,1% ở trẻ từ 26 – 28 tuần nhận ít nhất một lần truyền HCL [16]. Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo cụ thể về tỷ lệ thiếu máu và truyền máu ở trẻ sơ sinh.
Theo y văn thế giới, truyền HCL vẫn là lựa chọn ưu tiên trong điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh nhằm giúp hồi phục và duy trì khả năng chuyên chở oxy cho mô và là biện pháp cứu sống trẻ trong trường hợp mất máu cấp. Tuy nhiên, truyền HCL đặt trẻ trước nguy cơ các tai biến của truyền máu như tán huyết, sốt không liên quan tán huyết, nhiễm trùng, bệnh ghép chống chủ ở trẻ suy giảm miễn dịch, quá tải thể tích tuần hoàn hay ứ sắt trong trường hợp truyền máu nhiều trong thiếu máu mạn. Các tai biến trên có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, truyền HCL ở trẻ sơ sinh gây tốn kém và làm cha mẹ và người chăm sóc trẻ thêm lo lắng. Vì vậy, việc phòng ngừa
thiếu máu và giảm thiểu nguy cơ truyền máu ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non là rất quan trong trong công tác chăm sóc trẻ sơ sinh.
Trước tình hình trên và tìm hiểu y văn trong nước, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về thiếu máu ở trẻ sơ sinh chưa phổ biến nhưng tỷ lệ truyền máu ở trẻ sơ sinh đặc biệt ở trẻ sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ cao từ đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: ―Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2‖.
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng như thế nào? Nguyên nhân thiếu máu thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng là gì? Đặc điểm điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng là như thế nào ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Khảo sát đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 6 tháng từ 11/2017 – 04/2018.
MỤC TIÊU CỤ THỂ:
Trên những trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 được chẩn đoán thiếu máu từ tháng 11/2017 – 04/2018:
1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về dịch tễ, tiền sử, lâm sàng cận lâm sàng và chẩn đoán.
2. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân thường gặp.
3. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về điều trị, đặc biệt là truyền hồng cầu lắng.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Định nghĩa và phân loại trẻ sơ sinh 4
1.2. Định nghĩa thiếu máu 5
1.3. Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng 5
1.4. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng 7
1.5. Biểu hiện lâm sàng thiếu máu ở trẻ sơ sinh 10
1.6. Cận lâm sàng thiếu máu 12
1.7. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng 15
1.8. Điều trị thiếu máu 16
1.9. Chọn lựa truyền máu 19
1.10. Tai biến truyền máu 23
1.11. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về thiếu máu và truyền máu ở trẻ sơ sinh 28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2. Đối tượng nghiên cứu 31
2.3. Phương pháp chọn mẫu 31
2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 32
2.5. Phương kiểm soát sai lệch 34
2.6. Các biến số nghiên cứu 34
2.7. Phương pháp phân tích số liệu 45
2.8. Vấn đề y đức 45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ 47
3.1. Đặc điểm dịch tễ, tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sinh non 47
3.2. Nguyên nhân thiếu máu 52
3.3. Điều trị thiếu máu 54
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 61
4.1. Về đặc điểm dịch tễ, tiền sử, lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán thiếu máu 61
4.2. Về nguyên nhân thiếu máu 69
4.3. Về đặc điểm điều trị thiếu máu 71
HẠN CHẾ 79
KẾT LUẬN 80
KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Giá trị Hb thấp nhất 7
Bảng 1. 2 Giá trị HC theo tuổi 16
Bảng 1. 3 Truyền nhóm máu toàn phần và HCL phù hợp ABO nhóm máu người nhận 20
Bảng 1. 4 Chọn lựa máu toàn phần, HCL theo nhóm máu Rh (D) 20
Bảng 1. 5 Chọn nhóm ABO của nhóm máu khi nhóm máu mẹ và con không phù hợp ABO 20
Bảng 1. 6 Chọn lựa nhóm máu truyền khi máu mẹ và con phù hợp ABO 21
Bảng 2. 1 Giá trị Hb và Hct chẩn đoán thiếu máu 31
Bảng 2. 2 Các biến số chính 34
Bảng 3. 1 Các đặc điểm dịch tễ, tiền sử 47
Bảng 3. 2 Các đặc điểm lâm sàng 48
Bảng 3. 3 Các đặc điểm về bệnh nền 49
Bảng 3. 4 Các đặc điểm cận lâm sàng 50
Bảng 3. 5 Đặc điểm chẩn đoán 52
Bảng 3. 6 Các nguyên nhân thường gặp 52
Bảng 3. 7 Nguyên nhân thường gặp theo ngày truyền HCL lần đầu 53
Bảng 3. 8 Các phương pháp điều trị 54
Bảng 3. 9 Đặc điểm các trường hợp truyền HCL 54
Bảng 3. 10 Đặc điểm về các trẻ truyền HCL không đúng chỉ định 56
Bảng 3. 11 Đáp ứng truyền HCL 57
Bảng 3. 12 Các tai biến truyền HCL 57
Bảng 3. 13 Đặc điểm các trường hợp có tai biến truyền HCL 58
Bảng 3. 14 Các đặc điểm bổ sung sắt 58
Bảng 3. 15 Đặc điểm những trẻ khỏe xuất viện không truyền HCL và không bổ sung sắt 59
Bảng 3. 16 Đặc điểm về kết cục điều trị 60
Bảng 4. 1 So sánh nguyên nhân thường gặp với các tác giả 71
Bảng 4. 2 So sánh đáp ứng truyền HCL với các tác giả 75
Đặc điểm thiếu máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Nhi Đồng 2